Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 14/6/2023 của Tỉnh ủy Đắk Nông
Lượt xem: 6054
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 14/6/2023 của Tỉnh ủy Đắk Nông về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Kế hoạch với mục đích triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 14/6/2023 của Tỉnh ủy Đắk Nông về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham  nhũng, tiêu cực; khuyến khích sự chủ động của cán bộ, đảng viên và người dân trong phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới;  Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện kế hoạch công tác PCTN, TC hàng năm; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, tổ chức.

Theo Kế hoạch, các nội dung thực hiện, gồm:

( 1) Tiếp tục phổ biến, quán triệt và cụ thể hóa Chỉ thị số 27-CT/TW gắn với việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bảo vệ người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cụ thể như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 15/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 21/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; văn bản quy định, hướng dẫn về khen thưởng người tố cáo.

(2) Các cơ quan, đơn vị, địa phương, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cần xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và cơ quan chức năng ở các cấp. Các tố cáo về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng đùn đẩy, bao che, không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định pháp luật; bảo đảm không để lộ lọt thông tin, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người tố cáo. Các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; bao che người bị tố cáo; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; … Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập của pháp luật gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện công tác này để báo cáo đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung bảo đảm chặt chẽ, phù hợp, hiệu quả.

(3) Thường xuyên củng cố, kiện toàn, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; xử lý nghiêm những trường hợp làm lộ lọt thông tin người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng.

(4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với công tác bảo vệ người tố cáo của cơ quan, đơn vị, địa phương; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che cho người bị tố cáo, các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm, người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức và cá nhân liên quan.

(5) Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành về khen thưởng người tố cáo để tham mưu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Tiến Đạt

Đánh giá - Nhận xét

3
2 Nhận xét
  • 1
  • 0
  • 0
  • 0
  • 1
Đắk Nông 26° - 29° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1