7 nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống thiên tai năm 2024
Lượt xem: 151
Trước cảnh báo về khả năng biến đổi của hiện tượng El Nino làm tăng nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất vào các tháng cuối năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên kí văn bản chỉ đạo triển khai nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống thiên tai năm 2024.
Anh-tin-bai

 

Trong năm 2023, Đắk Nông đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt, gây thiệt hại lớn về hạ tầng và tài sản của người dân, ước tính hơn 1.000 tỷ đồng. Những tháng đầu năm 2024, tình trạng hạn hán do hiện tượng El Nino cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Để công tác phòng, chống thiên tai được triển khai có hiệu quả, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lê Trọng Yên yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa phải rà soát kế hoạch, phương án và bố trí nguồn lực để chủ động ứng phó, thực hiện tốt phương châm “04 tại chỗ", lấy sự an toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu.

Triển khai các văn bản của Trung ương: Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 413/KH-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông….

Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, địa phương kiện toàn tổ chức Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự các cấp, hoạt động từ ngày 01/7/2024, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Theo dõi tình hình thời tiết, dự báo để tham mưu ứng phó kịp thời. Chủ trì thống kê thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trước 15/6/2024.

Xây dựng các đề án, chương trình cho từng loại hình thiên tai; tổ chức đào tạo và diễn tập nâng cao năng lực phòng chống thiên tai. Nâng cao nhận thức cộng đồng, đưa kiến thức phòng chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa ở một số cấp học.

Cơ cấu lại cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai; nhân rộng mô hình sản xuất bền vững, hạn chế cây trồng cần nhiều nước tại khu vực hạn hán, thiếu nước, và nâng cao độ che phủ rừng.

Ứng dụng công nghệ vào công tác cảnh báo sớm phòng chống thiên tai. Quản lý dữ liệu bằng GIS, điện thoại thông minh, thiết bị không người lái, thiết bị cảnh báo sớm…, giám sát hình ảnh tại các vị trí xung yếu, trung tâm chỉ đạo.

Tập trung khai thác có hiệu quả các trạm khí tượng thủy văn hiện có; nâng cao chất lượng dự báo, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai.

Duy trì chế độ sẵn sàng ứng phó, thực hiện nghiêm chế độ trực ban 24/24h, nắm chắc tình hình để xử lý các tình huống kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, rà soát và tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư khắc phục, nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai.

Các đơn vị Sở Giao thông Vận tải, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa khẩn trương thực hiện khắc phục thiên tai năm 2023 theo Quyết định số 1739/QĐ-TTg và Quyết định số 219/QĐ-UBND, đảm bảo đúng tiến độ thi công và giải ngân. Báo cáo định kỳ hàng tháng về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh trước ngày 20 để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương giám định nguyên nhân sự cố tại Hồ chứa nước Đắk N’Ting và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/6/2024.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố Gia Nghĩa tổ chức hội nghị tổng kết trực tuyến đến cấp xã để lan tỏa thông tin, nâng cao trách nhiệm của người làm công tác phòng, chống thiên tai đến cấp thôn, Bon.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra quy trình vận hành các hồ chứa, đảm bảo an toàn và hiệu quả và bảo vệ công trình, hạ du. Trường hợp xảy ra sự cố, các đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh.

Các đơn vị khai thác, chủ hồ, đập và chủ đầu tư phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa kiểm tra, rà soát, xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn hồ chứa theo quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa cảnh báo các điểm sạt lở, đặc biệt tại các tuyến đường giao thông.

Đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tận dụng các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và tài trợ để đầu tư cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả thiên tai.

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chủ động nguồn lực để ưu tiên sửa chữa, khắc phục sớm các tuyến đường giao thông nội đồng, sạt lở nhỏ/.

Tải văn bản

 

Hạ Chúc

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 25° - 26° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1