Bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2025
Lượt xem: 2140

Thổ cẩm là một trong những giá trị văn hóa tạo nên tính đặc trưng của từng dân tộc ở Đắk Nông. Thổ cẩm không chỉ được dùng để làm trang phục, mà còn là sản phẩm văn hóa dùng làm kỷ vật trong hôn nhân, tang lễ, trong sinh hoạt thường ngày và trong sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Nông chỉ tồn tại như một nghề phụ trong hoạt động mưu sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do đó, để cho nghề này tiếp tục tồn tại như một sản phẩm văn hóa và phát triển tốt hơn nữa và có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng dân tộc nói riêng và của Đắk Nông nói chung, cần có sự bảo tồn và phát huy, thay đổi để đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhiều hơn với thị hiếu người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ để thổ cẩm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Anh-tin-bai

Nghề dệt thổ cẩm

Để bảo tồn và phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, ngày 12/01/2023, UBND tỉnh ký quyết định phê duyệt Đề án Bảo tồn phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2023-2025.

Mục tiêu: Bảo tồn, phát huy thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao gắn với phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông đáp ứng mục tiêu “văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đưa sản phẩm thổ cẩm truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đi vào ý thức thẩm mỹ và ý thức tự giác của các dân tộc, có lòng tự hào đối với văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó phát triển các sản phẩm thổ cẩm truyền thống để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

70% trở lên các bon, buôn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghề dệt của người M’Nông, Mạ, Ê đê, Thái, Dao.

Xây dựng ít nhất 01 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đề nghị cấp thẩm quyền đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

70% bon, buôn (có nghề dệt thổ cẩm) trở lên được kiểm kê sưu tầm các mẫu hoa văn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.

60% trở lên các nghệ nhân được truyền dạy các hoa văn cổ, hoa văn khó trang trí trên sản phẩm thổ cẩm truyền thống của dân tộc thiểu số.

Có từ 03-05 cá nhân được phong tặng danh hiệu “nghệ nhân ưu tú, “nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực dệt thổ cẩm truyền thống.

60% nghệ nhân trở lên tại các bon, buôn có nghề dệt tổ cẩm được tham gia lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy thổ cẩm truyền thống các dân tộc thiểu số, kỹ năng ứng dựng trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để phục vụ khách du lịch.

60% nghệ nhân trở lên tại các bon, buôn được tham gia lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống các dân tộc thiểu số.

Xây dựng ít nhất 02 mô hình bảo tồn và phát huy thổ cẩm truyền thống các dân tộc thiểu số (trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm về thổ cẩm truyền thống).

Xây dựng ít nhất 02 mô hình tổ hợp tác dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn và phát triển dệt, sản xuất, may sản phẩm, trang phục thổ cẩm truyền thống và hàng thủ công mỹ nghệ tại một số điểm đến phục vụ khách du lịch.

Xây dựng ít nhất 01 mô hình dệt, trình diễn kỹ thuật dệt và các sản phẩm ứng dụng dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của các nghệ nhân và chuyên gia.

Tổ chức ít nhất 01 cuộc Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số (trình diễn trang phục truyền thống và trang phục cách tân có sử dựng thổ cẩm) cấp tỉnh.

Tổ chức ít nhất 01 Ngày hội “Sắc màu văn hóa các dân tộc” gắn với Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam, gắn với Ngày Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam...

Tổ chức ít nhất 02 cuộc trình diễn trang phục truyền thống và cách tân làm từ thổ cẩm của các dân tộc thiểu số gắn với các sự kiện của địa phương.

70% trở lên học sinh tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh triển khai mặc trang phục truyền thống 02 buổi/tuần và mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết, ngày hội.

Xây dựng ít nhất 02 điểm giới thiệu và tổ chức bán sản phẩm thổ cẩm truyền thống và hàng thủ công mỹ nghệ trên chất liệu thổ cẩm do nghệ nhân làm ra các sản phẩm tại các khu điểm du lịch.

30% bon, buôn nơi có tổ hợp tác dệt thổ cẩm được trang bị khung dệt cải tiến, trang thiết bị.

70% bon, buôn hoàn thành khảo sát, đánh giá các mô hình hợp tác xã, làng nghề thổ cẩm đặc trưng đưa vào các tuyến, điểm du lịch để phục vụ du khách tham quan.

Tổ chức ít nhất 01 hội thảo hoặc diễn đàn chuyên đề về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.

Xây dựng ít nhất 01 mô hình sản phẩm thời trang thổ cẩm phục vụ khách du lịch thông qua chương trình liên hoan âm nhạc, lễ hội… tại địa phương.

Tải về

M.L

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 27° - 28° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1