Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh tháng 11/2023 ​
Lượt xem: 241
Nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; tăng cường triển khai thực hiện Chương trình Y tế trường học; tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo... là những chỉ đạo,điều hành nổi bật của UBND tỉnh tháng 11/2023. 

Anh-tin-bai

Ban hành Định mức Kinh tế - Kỹ thuật áp dụng cho các hoạt động Khuyến nông tỉnh Đắk Nông

Ngày 27/11/2023, đồng chí Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Định mức Kinh tế - Kỹ thuật áp dụng cho các hoạt động Khuyến nông tỉnh Đắk Nông.

Phạm vi điều chỉnh: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Về định mức Kinh tế - Kỹ thuật áp dụng cho các hoạt động Khuyến nông tỉnh Đắk Nông, được cụ thể tại 05 phụ lục (158 mục), như sau:

Phụ lục 1. Lĩnh vực trồng trọt gồm 77 mục, cụ thể:

+ Cây Rau Hoa (gồm 25 mục): Dưa chuột an toàn; Mướp đắng an toàn; Cà rất an toàn; Cải thảo an toàn; Cà chua an toàn; Bí đỏ an toàn; Cải xanh ăn lá các loại; Ớt cay an toàn; Đậu tương rau; Bí xanh an toàn; Đậu quả an toàn; Súp lơ an toàn; Bắp cải an toàn; Xà lách; Nấm các loại; Dâu tây ngoài trời; Dưa lưới, dưa lê; Hoa Hồng; Hoa Đồng tiền chậu; Hoa Đồng tiền ngoài đồng ruộng; Hoa Lily chậu; Hoa lily; Hoa Lay - Ơn; Hoa Cúc; Hoa Cát tường.

+ Cây Lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (gồm 13 mục): Lúa thuần; Lúa hữu cơ; Lúa lai; Ngô thương phẩm; Ngô sinh khối; Khoai tây; Khoai lang; Khoai sọ; Sắn trên đất dốc; Sắn an toàn dịch bệnh; Lạc; Đậu tương; Đậu xanh.

+ Cây Công nghiệp dài ngày (gồm 11 mục): Trồng thâm canh Hồ tiêu kiến thiết cơ bản; sản xuất Hồ tiêu bền vững; trồng mới, tái canh Cà phê vối; thâm canh Cà phê vối kinh doanh; thâm canh Cà phê hữu cơ thời kỳ kinh doanh; trồng Cao su kiến thiết cơ bản; sản xuất Cao su tiểu điền bền vững; trồng mới, trồng thay thế Điều; ghép cải tạo Điều; thâm canh Điều giai đoạn kinh doanh; trồng Ca cao trồng thuần.

+ Cây ăn quả (gồm 19 mục): Trồng thâm canh Vải, Nhãn; Chôm Chôm; Cam, Quýt; Bưởi; Thanh long, Xoài; Mít; Sầu riêng; Măng cụt; Bơ; trồng xen một số cây ăn quả trong vườn cà phê; Vú sữa; Mãng cầu dai; Dứa; sản xuất giống Chanh leo; thâm canh Chanh leo; Chuối; Chanh; Ổi.

+ Cây Dược liệu (gồm 7 mục): Ba kích; Đẳng sâm; Bạch truật; Đương quy; Đinh lăng; Sa nhân tím; Cát sâm.

+ Khuyến công (gồm 2 mục): Tưới tiết kiệm cho Cà phê, Hồ tiêu, một số loại cây trồng khác có mật độ tương đương; tưới tiết kiệm cho Bơ, Sầu riêng và một số cây trồng khác có mật độ tương đương.

Phụ lục 2. Cây Lâm nghiệp (gồm 25 mục): Dầu con rái; Gáo; Giỗi xanh- Keo lá tràm; Keo lai; Keo tai tượng; Lát hoa; Mỡ; Sa mộc; Sao đen; Sưa; Tếch; Thông Carite; Thông nhựa; Thông đuôi ngựa; Xoan đào; Xoan ta; Bời lời đỏ; Gió trầm; Đàn hương; Giồi ăn hạt bằng gốc ghép; Mắc ca; Mắc ca trồng xen; Quế; Sấu ghép; Trám ghép; Tre Điềm trúc; ghép cải tạo Mắc ca; Ươm giống cây Lâm nghiệp.

Phụ lục 3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác (gồm 21 mục): Chăn nuôi Gà thương phẩm; chăn nuôi Gà thịt theo hướng hữu cơ; chăn nuôi Gà sinh sản; nuôi Vịt thương phẩm; nuôi Ngan thương phẩm; nuôi Vịt sinh sản; nuôi Chim bồ câu; nuôi Chim cút sinh sản; nuôi Lợn thương phẩm; nuôi Lợn sinh sản; cải tạo đàn Bò bằng thụ tinh nhân tạo; cải tạo đàn Bò thịt; vỗ béo Bò thịt; chăn nuôi Bò sinh sản; chăn nuôi Dê sinh sản; nuôi Thỏ thương phẩm; nuôi Thỏ sinh sản; nuôi Ong ngoại; nuôi Ong nội; nuôi Tằm thương phẩm; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

Phụ lục 4. Nuôi trồng thủy sản (gồm 20 mục): Nuôi cá Rô phi/Diêu hồng thâm canh trong ao hồ; Nuôi cá Rô phi/Diêu hồng trong lồng/bè; Nuôi ghép cá Rô phi/Diêu hồng là chính trong ao; nuôi ghép cá Trắm cỏ là chính trong ao; nuôi ghép cá chép là chính trong ao; nuôi bán thâm canh cá Rô đồng trong ao hồ; nuôi thâm canh cá Rô đồng trong ao hồ; nuôi Lươn trong bể; nuôi Ếch trong bể/lồng; nuôi cá Thát lát trong ao hồ; nuôi cá Thát lát trong lồng bè; nuôi cá Lăng nha trong lồng/bè; nuôi cá Trắm đen trong áo; nuôi cá Rô Phi/Diêu Hồng bán thâm canh trong ao hồ; nuôi Tôm càng xanh bán thâm canh trong ao; nuôi Tôm càng xanh thâm canh trong ao; nuôi cá lóc trong ao hồ; nuôi ốc nhồi trong ao hồ; nuôi cá chình nước ngọt trong bể; nuôi cá chình nước ngọt trong lồng bè.

Phụ lục 5: Lĩnh vực đào tạo, thông tin, tuyên truyền Khuyến nông (15 mục): Tập huấn đào tạo giảng viên khuyến nông nòng cốt; tập huấn nghiệp vụ phương pháp khuyến nông, tổ chức sản xuất liên kết sản xuất; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp; tập huấn chuỗi giá trị, cấp mã vùng sản xuất; tập huấn quy trình sản xuất an toàn (VietGAP); tập huấn nhân rộng công nghệ dự án khuyến nông; tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông; tập huấn chuyển giao công nghệ trong hoạt động khuyến nông; tập huấn tư vấn khuyến nông; đoàn khảo sát học tập trong nước; xây dựng Video clip kỹ thuật; xây dựng Tài liệu tập huấn khuyến nông; phóng sự Khuyến nông; định mức xuất bản ấn phẩm khuyến nông; định mức vận hành trang web; định mức tổ chức sự kiện khuyến nông.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tổ chức triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ tết  Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 tại Công văn số 8662/VPCP-KGVX ngày 03/11/2023 và Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH ngày 22/11/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (gửi kèm); ngày 27/11/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 7206/UBND-KGVX về việc nghỉ tết  Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024:

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 theo đúng nội dung tại Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH ngày 22/11/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời, thông báo đến các đơn vị trực thuộc để biết, thực hiện.

Các dịp nghỉ lễ, tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trong thời gian nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và các ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2024, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân; thực hiện việc treo cờ Tổ quốc tại trụ sở làm việc theo quy định; vệ sinh cơ quan, bố trí trực bảo vệ cơ quan và tại đơn vị kết nghĩa.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn Nhân dân trên địa bàn quản lý treo cờ Tổ quốc theo quy định; tổ chức thực hiện tốt vệ sinh nơi công cộng, đường phố, khu dân cư, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trước, trong, sau thời gian nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và các ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2024.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa thông báo đến người sử dụng lao động thực hiện việc nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và các ngày nghỉ lễ tết khác trong năm 2024 theo đúng nội dung tại khoản 5 Thông báo số ngày của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 24/11/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 7187/UBND-NNTNMT về việc Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2023 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; xét Tờ trình số 183/TTr- SNN ngày 22/11/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị ban hành Công văn triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (văn bản đính kèm); UBND tỉnh có ý kiến như sau:

Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản của tỉnh (theo Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh), UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa: Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quà các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020, Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện của các địa phương để kịp thời chỉ đạo.

Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa phân công công chức, viên chức chuyên môn bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát Dịch tả lợn Châu Phi để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nghiêm việc báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu trên hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (Vahis).

Chỉ đạo các Trạm Kiểm dịch động vật nội địa, cửa khẩu Đắk Peur và Bu Prăng phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Quản lý thị trường, Đồn biên phòng, Hải quan tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm từ động vật ra vào địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; duy trì chế độ trực 24/24h tại các Chốt Kiểm dịch đầu mối giao thông; giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất để cấp phát kịp thời cho các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với lực lượng Thú y, Công an, Thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh động vật khác.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, Sở Tài chính xem xét, cân đối, tham mưu UBND tỉnh kinh phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên bàn tỉnh theo quy định, đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch được triển khai kịp thời, hiệu quả.

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa:

Tập trung các nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, tiêu hủy, xử lý các ổ dịch khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi mới xuất hiện, không để dịch dây dưa kéo dài, lây lan và phát sinh các ổ dịch mới. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại tuyến cơ sở.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn tập trung hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng (bằng vôi bột, hóa chất) tại khu vực chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, như: Tai xanh, Lở mồm long móng, đặc biệt là vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Tăng cường hoạt động Đoàn liên ngành để kiểm tra, kiểm soát tình hình vận chuyển, mua bán động vật không đúng quy định, xử lý nghiêm việc vận chuyển mua bán động vật không rõ nguồn gốc làm phát sinh và lây lan dịch bệnh theo quy định.

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, UBND cấp xã tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.

Củng cố và tăng cường năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã đảm bảo đủ nguồn lực để tổ chức chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân biết, thực hiện. Tuyên truyền, vận động người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua biên giới, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện nghiêm việc kê khai chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi năm 2018, không hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh nếu không chấp hành đúng các quy định về kê khai chăn nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình cắt giảm, đơn giản hóa liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025

Thực hiện Công văn số 97/TCTCCTTHC ngày 12 tháng 11 năm 2023 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) về việc tiếp tục đẩy mạnh chương trình cắt giảm, đơn giản hóa liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 (có Công văn đính kèm), ngày 24/11/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 7182/UBND-NC về việc tiếp tục đẩy mạnh chương trình cắt giảm, đơn giản hóa liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo như sau:

Yêu cầu các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật hiện hành triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Tổ công tác cải cách TTHC tại Mục 5, Công văn nêu trên. Đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Báo cáo UBND tỉnh kết quả (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 01/12/2023) để xem xét chỉ đạo.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các ý kiến chỉ đạo của Tổ công tác; đồng thời, tổng hợp các ý kiến phản ánh, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh xem xét chỉ đạo và đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền theo quy định, Hoàn thành trước ngày 07/12/2023.

Tăng cường triển khai thực hiện Chương trình Y tế trường học

Thực hiện Công văn số 6007/BGDĐT-GDTC ngày 27/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường triển khai thực hiện Chương trình Y tế trường học; ngày 21/11/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 7105/UBND-KGVX về việc tăng cường triển khai thực hiện Chương trình Y tế trường học.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo như sau:

Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Bảo hiểm xã hội tỉnh; UBND tỉnh các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trong đó tập trung thực hiện một số nội dung: rà soát, sắp xếp hợp lý đội ngũ nhân viên y tế trường học hiện có, bố trí nhân viên chuyên trách y tế trường học tại các cơ sở giáo dục thuộc nhóm ưu tiên (các trường chuyên biệt, trường có nhiều cấp học, trường ở vùng khó khăn,...). Đối với các trường không có nhân viên chuyên trách y tế trường học phải bố trí ít nhất 01 giáo viên/nhân viên kiêm nhiệm làm đầu mối theo dõi công tác y tế trường học; tăng cường hiệu quả công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở, phân công rõ trách nhiệm của y tế cơ sở đối với trường học thuộc địa bàn quản lý, ký kết quy chế phối hợp trong triển khai công tác y tế trường học giữa ngành giáo dục và ngành y tế tại địa phương.

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nhân viên tế trường học theo Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 07/02/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, địa phương đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Y tế trường học từng năm và giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí kèm theo Công văn số 6007/BGDĐT-GDTC ngày 27/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham mưu UBND tỉnh trước ngày 08/12 hằng năm để xem xét, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý, tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Ngày 21/11/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh đã ký ban hành Công văn số 7081/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác quản lý, tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể, UBND tỉnh chỉ đạo như sau:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quản lý về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt kiểm tra đối với các đơn vị, doanh nghiệp có môi trường làm việc trong không gian hạn chế phải xây dựng biện pháp, phương án làm theo QCVN 34:2018/BLĐTBXH; kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong trang cấp, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật trong lắp đặt, bảo trì, vận hành, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Sở Công Thương:

Tăng cường quản lý các loại máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đặc thù trong lĩnh vực phụ trách, đặc biệt là vật liệu nổ công nghiệp, các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy nổ. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý và kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động về an toàn làm việc trong không gian hạn chế; các quy định trong cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân về lĩnh vực điện trong sản xuất, kinh doanh hàng nguy hiểm cháy, nổ như hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và vật liệu nổ công nghiệp.

Sở Xây dựng:

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong lắp đặt, bảo trì, vận hành, sử dụng đối với thang máy, đặc biệt trách nhiệm của Ban quản trị các tòa nhà, khu chung cư có sử dụng thang máy trên địa bàn quản lý, theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-BXD ngày 31/10/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy.

Tăng cường quản lý các loại máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đặc thù trong lĩnh vực xây dựng như cần trục tháp, vận thăng, cần bơm bê tông, hệ thống cốp pha, sàn treo nâng người, hệ thống giàn giáo; tăng cường quản lý an toàn trong các công trình xây dựng, đặc biệt các công trình tiếp giáp khu dân cư, đường giao thông.

Tăng cường quản lý các hoạt động xây dựng, đảm bảo các dự án, công trình phải được thẩm duyệt về công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động khi thi công xây dựng và đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động trước khi đi vào hoạt động. Hướng dẫn chủ đầu tư, doanh nghiệp thực hiện đúng quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là đối với an toàn làm việc trong không gian hạn chế; các quy định trong cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động đối với các loại hình công trình mới, cải tạo khi cấp phép xây dựng, hoạt động.

Sở Giao thông vận tải: Tăng cường quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải như các máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan đối với an toàn làm việc trong không gian hạn chế; các quy định trong cấp phát, phát sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong phạm vi quản lý.

Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông triển khai tuyên truyền chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; định hướng nội dung truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động sát với yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn.

Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người do vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc quản lý, sử dụng các loại máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; an toàn làm việc trong không gian hạn chế; các quy định trong cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân về an toàn, vệ sinh lao động.

Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông, Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Triển khai cụ thể hóa nội dung hướng dẫn, định hướng truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về an toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật và kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn làm việc trong không gian hạn chế; các quy định trong cấp phát, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân về an toàn, vệ sinh lao động; sử dụng các loại máy, cầu nghiêm ngặt về toàn vệ sinh lao động.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thiệt hại, sự cố mất an toàn lao động. Đôn đốc nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố liên quan đến các loại máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn làm việc trong không gian hạn chế; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại các tổ chức, doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường quản lý các loại máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn làm việc trong không gian hạn chế; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý; chú trọng ngành nghề có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt đối với cơ sở kinh doanh, hộ gia đình sử dụng các loại máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người lao động làm việc trong không gian hạn chế.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:

Tuyên truyền, phổ biến cho người lao động về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, các nội quy, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn tại nơi làm việc. Tổ chức tự kiểm tra trong phạm vi đơn vị về tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, bằng nhà xưởng... và việc chấp hành các quy định, chế độ an toàn lao động, quy trình biện pháp làm việc an toàn. Chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, kế hoạch ứng cứu để giải quyết khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra tai nạn lao động phải báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền, địa phương biết để phối hợp xử lý.

Thực hiện kiểm tra, rà soát, tuân thủ pháp luật trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị, đặc biệt kiểm tra việc xây dựng biện pháp, phương án làm việc theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 34:2018/BLĐTBXH; kiêm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong trang cấp, sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của thiết bị và nơi làm việc; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động; kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện việc quản lý, khai báo tình hình sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động. Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định.

Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

Triển khai, thực hiện Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Thực hiện Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; xét Công văn số 3042/STNMT-KSTNN ngày 14/11/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (có văn bản đính kèm); ngày 16/11/2023 UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 7002/UBND-NNTNMT với các ý kiến chỉ đạo về việc triển khai, thực hiện Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:

Giao các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa:

Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản bô xít và thực hiện dự án đầu tư tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ.

Không thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ.

Giao UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa cập nhật, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch khoáng sản có liên quan phù hợp với quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng thẩm quyền; tiếp nhận, quản lý hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao theo quy định; cập nhật thông tin, tài liệu có liên quan về khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trong phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý theo yêu cầu.

Tặng Thiếp mừng thọ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho người cao tuổi thọ 90, 95 tuổi năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Ngày 16/11/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười đã ký Quyết định số 1551/QĐ-UBND về việc tặng Thiếp mừng thọ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho người cao tuổi thọ 90, 95 tuổi năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức trao Thiếp mừng thọ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho người cao tuổi thọ 90, 95 tuổi năm 2024 trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông báo số 8033/TB-BNN-VP ngày 06/11/2023 về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 176/TTr-SNN ngày 09/11/2023 về việc đề nghị ban hành Công văn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 (văn bản đính kèm), ngày 15/11/2023, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 6979/UBND-NN-TMNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Chỉ đạo Trạm Kiểm dịch động, thực vật nội địa tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm từ động vật ra vào địa bàn tỉnh; duy trì chế độ trực 24/24h tại các Chốt Kiểm dịch đầu mối giao thông; các Kiểm dịch viên thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Thực hiện nghiêm báo cáo dịch bệnh động vật trên Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật (VAHIS). Tập trung, đẩy mạnh xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định.

Thành lập đoàn công tác học hỏi các địa phương trọng điểm về chăn nuôi, dịch bệnh để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất kinh phí hỗ trợ triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán các loại thuốc, vắc xin thú y, hóa chất tại các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, các cơ sở hành nghề thú y trên địa bàn quản lý. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Sở Tài chính: Xem xét cân đối, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh theo đúng quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về nguy cơ, mức độ nguy hiểm của các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên động vật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải quan các cửa khẩu: Bu Prăng, Đắk Peur và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã vào địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm từ động vật, động vật hoang dã nhập lậu trái phép, để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

Cục Quản lý thị trường tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh): Chủ động triển khai các hoạt động, giải pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ, chủ động, tích cực chia sẻ thông tin, dữ liệu với cơ quan thú y các cấp theo quy định.

UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa:

Khẩn trương rà soát, tổ chức có hiệu quả công tác tiêm phòng các loại vắc xin, tiêu độc khử trùng theo Kế hoạch số 634/KH-UBND ngày 14/11/2022 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023, đảm bảo tỷ lệ bảo hộ miễn dịch đối với các bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trên trâu, bò và bệnh Dại. Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn vật nuôi, đặc biệt là các loại vắc xin Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chủ động phòng bệnh, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật ra vào địa bàn các huyện, thành phố Gia Nghĩa và qua lại giữa các đường mòn, lối mở giáp ranh với các huyện, tỉnh lân cận; xử lý nghiêm việc mua bán, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật không đúng quy định. Tăng cường giám sát đàn vật nuôi trên địa bàn để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý ngay khi phát hiện dịch bệnh phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật bệnh, tổn dịch bệnh lây lan, báo cáo tin thời đầy đủ.

Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật ra vào địa bàn các huyện, thành phố Gia Nghĩa và qua lại giữa các đường mòn, lối mở giáp ranh với các huyện, tỉnh lân cận; xử lý nghiêm việc mua bán, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật không đúng quy định.

Tăng cường giám sát đàn vật nuôi trên địa bàn để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý ngay khi phát hiện dịch bệnh phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan; báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo đúng quy định của Luật thú y và các văn bản hướng về dẫn thi hành Luật.

Bố trí các nguồn lực, kinh phí để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh tại Kế hoạch số 709/KH-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024 theo thẩm quyền. 

Triển khai Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 24/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Ngày 15/11/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên đã ký Công văn số 6978/UBND-NN-TNMT về việc triển khai Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 24/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Theo đó, đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 24 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc kéo dài thời kỳ quy hoạch và bổ sung một số điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp vào quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3013/STNMT-KSTNN ngày 10 tháng 11 năm 2023 về việc triển khai Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 24 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh (văn bản đính kèm); UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung như sau:

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung: Công bố, công khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 10/2023/NQ- - HĐND ngày 24 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Triển khai thực hiện khoanh định điều chỉnh, bổ sung khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và xây dựng Kế hoạch, Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với sung khu vực phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật vào Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa cập nhật, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với 43 mỏ đất làm vật liệu san lấp tại Nghị quyết nêu trên.

Giao các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 24 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc kéo dài thời kỳ quy hoạch và bổ sung một số điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo đúng quy định. Trường hợp có những vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa báo cáo, đề xuất về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét xử lý.

Ban hành Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Ngày 13/11/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 31/2023/QĐ-UBND về việc Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023 và thay thế Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

Tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Ngày 10/11/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười đã ký Công văn số 6864/UBND-PNC chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa, đấu tranh, kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Tại Công văn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 về việc ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 1352/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ; Kế hoạch số 596/KH-UBND ngày 02/11/2017 về triển khai thi hành Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Kế hoạch số 106/KH-BCĐ về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; Kế hoạch số 412/KH-UBND ngày 29/6/2023 về mở đợt cao điểm vận động Nhân dân giao nộp và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Công văn số 5209/UBND-NC ngày 07/9/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo và thông tin tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về lĩnh vực này trên địa bàn toàn tỉnh đến quần chúng Nhân dân. Thực hiện tốt việc biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác này; phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, lập các chốt đấu tranh nhằm phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, nhất là các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, các tuyến biên giới, khu vực cửa khẩu; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ thực hiện công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng thu thập thông tin, tài liệu phát hiện các đầu mỗi, xác lập hiềm nghi, chuyên án đấu tranh, bắt giữ các đối tượng, đường dây mua, bán vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên tuyến biên giới, không gian mạng, dịch vụ bưu chính, phương tiện giao thông; …

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì phối hợp với Công an tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các quy định về cấm sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo. Trong đó, chú ý tập trung tuyên truyền tại nơi tập trung đông dân cư, các trường học, trường dạy nghề... Đồng thời kết hợp tuyên truyền phương thức thủ đoạn hoạt động, của tội phạm buôn, bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; tác hại, nguy hiểm của việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong việc chấp hành pháp luật, đẩy mạnh hoạt động tố giác những hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trái phép.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng kiểm tra, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động Internet; rà soát, gỡ bỏ các trang Webside, kênh Youtube, Facebook, Tiktop ... có đăng tải nội dung giới thiệu, mua bán, hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Sở Công thương tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, các đơn vị được cấp phép sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sử dụng Pháo, thuốc pháo trên địa bàn, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp và đơn vị có hoạt động liên quan đến pháo trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.  

Sở Y tế chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý thống kê, báo cáo các trường hợp cấp cứu, khám, chữa bệnh, bị thương tích…do vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo gây ra, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; khi phát hiện có trường hợp trên thì phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn (nơi đặt trụ sở bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh) để phối hợp xác minh, làm rõ; chủ động tổng hợp danh sách các trường hợp cấp cứu, khám, chữa bệnh, bị thương tích… do vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo gây ra trong dịp Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; danh sách gửi Công an tỉnh (qua phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, địa chỉ: Tổ dân phố 2, phường Nghĩa phú, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).

Sở Giáo dục và đào tạo, Tỉnh đoàn Đắk Nông chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố, các trường học tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho giáo viên, học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý chặt chẽ các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong phạm vi phụ trách. Phối hợp với lực lượng Công an tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các loại phương tiện ra vào khu vực biên giới, cửa khẩu, những người làm ăn, buôn bán trao đổi hàng hóa từ Campuchia đến Đắk Nông để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo vào địa bàn tỉnh; Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với lực lượng Công an thực hiện tốt công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, xác định bom, mìn, vũ khí, vật liệu nổ để kiến nghị các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý bảo đảm an toàn.

Cục Quản lý thị trường Đắk Nông phối hợp với lực lượng Công an các cấp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa, các cơ sở kinh doanh, các hộ kinh doanh trên địa bàn kịp thời phối hợp phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về vận chuyển, mua bán, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Cục Hải quan Đắk Lắk phối hợp các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chủ động phát hiện, phối hợp đấu tranh hiệu quả đối với các đối tượng có hoạt động nhập khẩu, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội và Nhân dân trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo đang tàng trữ, sử dụng trái phép thuộc địa bàn quản lý. Tổ chức cho Nhân dân trên địa bàn ký cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; quán triệt quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh: 100% người đứng đầu đơn vị, xã, phường, thị trấn nếu buông lỏng chỉ đạo, không kiên quyết ngăn chặn, xử lý triệt để các vi phạm về pháo, để xảy ra vụ việc nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tình trạng sử dụng pháo trái phép tràn lan trong dịp Tết Nguyên đán sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp.

Tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục

Ngày 03/11/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 6655/UBND-KGVX về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện như sau:

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi, chỉ đạo xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đắk Mil theo quy định; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ trước ngày 06/11/2023.

Nhằm bảo đảm sức khỏe cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (Lĩnh vực an toàn thực phẩm); Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công tác y tế trường học; Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và các văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.

Tăng cường công tác y tế, vệ sinh môi trường trường học để phòng, chống và ngăn chặn các bệnh lây truyền do nguồn nước không bảo đảm; huy động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh tham gia vệ sinh khuôn viên sân trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải xung quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học. Lập kế hoạch duy trì các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng các công trình nước sạch, vệ sinh trong các cơ sở giáo dục.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh, và điều kiện của gia đình trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành Giáo dục - Y tế, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học tại các cơ sở giáo dục; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Nguyễn Nguyễn

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 23° - 26° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1