Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (Từ ngày 07-11/5/2025)
Quyết định Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần (Từ ngày 07-11/5/2025).
Quyết định Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Ngày 08/4/2025, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 13/2025/QĐ-QPPL Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Định mức này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Định mức này được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ giao dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 4 năm 2025.
Áp dụng quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Ngày 08/4/2025, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 487/QĐ-UBND về việc áp dụng quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Áp dụng quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại Thông tư số 35/2024/TT-BTNMT ngày 19/12/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và Thông tư số 36/2024/TT-BTNMT ngày 20/12/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai thực hiện và kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương theo đúng quy định.
Triển khai Quyết định số 405/QĐ-BKHCN ngày 03/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Thực hiện Quyết định số 405/QĐ-BKHCN ngày 03/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia” (gửi kèm theo); ngày 08/4/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2113/UBND-TH với các chỉ đạo như sau:
Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, chủ động tham mưu UBND tỉnh thực hiện yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Quyết định trên.
Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đầy tăng trưởng kinh tế theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày 09/4/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2156/UBND-KT yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Công ty, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý tập trung thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung chỉ đạo tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện và thành phố - Xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp một cách có trách nhiệm của tất cả các Sở, ngành, địa phương. Tập trung thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống lãng phí. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Giao Sở Tài chính Tiếp tục tổng hợp, báo cáo đối với các dự án, công trình tồn đọng khối lượng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ, các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành có nguy cơ lãng phí; tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả; các trường hợp lãng phí khác theo từng ngành, lĩnh vực mà các cơ quan, đơn vị đang phụ trách, quản lý, cần phải phân định làm rõ các nhóm nguyên nhân, nội dung công việc, tiến độ công việc, thời gian hoàn thành, phương án xử lý và cấp có thẩm quyền xử lý để giải quyết dứt điểm, sớm đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, mua sắm, không để tiếp tục lãng phí, có nguy cơ lãng phí nguồn lực. Báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh để có hướng chỉ đạo và xử lý theo quy định.
Sở Nội vụ Chủ trì, rà soát, sửa đổi, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính còn rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Quán triệt thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả Quyết định số 1629/QĐ- UBND ngày 30/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông năm 2025.
Thanh tra tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (gọi tắt là THTK, CLP) Thanh tra tỉnh chủ trì triển khai đến Thanh tra các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Thanh tra các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành, trong đó tập trung lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông, Báo Đắk Nông, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tập trung thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống lãng phí. Tích cực thông tin, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; bám sát thực tiễn, tăng cường cung cấp thông tin góp phần ổn định dư luận xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển.
Thời gian thực hiện Hoàn thiện việc triển khai thực hiện năm 2025 và thực hiện thường xuyên.
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước; Giám đốc các Công ty, doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương quản lý có trách nhiệm quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại văn bản này.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, tham mưu việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các nội dung có liên quan theo quy định. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trong thời gian tới, không để các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dại… tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh; ngày 09/04/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2157/UBND-NN-TN&MT với ý kiến như sau:
Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật và đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa phân công công chức, viên chức chuyên môn bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát sự lưu hành của các loại mầm bệnh để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin để cấp phát kịp thời cho các huyện, thành phố Gia Nghĩa triển khai tiêm phòng, tiêu độc trên địa bàn toàn 2 tỉnh và phối hợp với các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra…
Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả các loại bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người; phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thuộc Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán, giết mổ, tiêu thụ, vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật tại các địa phương. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng.
Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật trái phép qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới vào địa bàn tỉnh. Phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc
Sở Tài chính kịp thời tham mưu, bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đảm bảo theo Kế hoạch số 707/KH- UBND ngày 01/11/2024 của UBND tỉnh theo đúng quy định pháp luật.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về diễn biến và các biện 3 pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật để người dân biết, thực hiện
UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa - Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dại... Tập trung các nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, tiêu hủy, xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát sinh, không để dịch dây dưa kéo dài, lây lan diện rộng. Phân công lực lượng triển khai giám sát dịch bệnh; xử lý, tiêu hủy kịp thời động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật chết không để mầm bệnh phát tán, lây lan. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.
Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Để phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 32/CĐ- TTg ngày 05/4/2025, ngày 10/04/2025, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các chủ đầu tư tiếp tục quán triệt, xác định rõ nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Thủ trưởng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, các chủ đầu tư; chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả giải ngân. Chỉ đạo quyết liệt, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tổ chức đoàn thể tại địa phương để đẩy mạnh công tác dân vận. Tổ chức làm việc trực tiếp với người dân bị ảnh hưởng bởi công tác giải phóng mặt bằng; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật nhằm giải quyết thỏa đáng các khiếu nại, kiến nghị chính đáng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Sở Tài chính chủ trì theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân của các chủ đầu tư, kịp thời báo cáo, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh hàng tuần để ban hành các giải pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị. - Khẩn trương báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý đối với kế hoạch vốn năm 2025 chưa được phân bổ chi tiết; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/4/2025...
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Quý I/2025 của Đề án 06 tỉnh Đắk Nông
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026; ngày 10/04/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2213/UBND-TH với chỉ đạo như sau:
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa thực hiện quán triệt, phổ biến Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, chủ động tổ chức thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền.
Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trước ngày 18/4/2025.
Tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2025
Ngày 10/04/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND với mục đích phát động, tuyên truyền sâu rộng và kêu gọi toàn thể các cơ quan, địa phương, đơn vị, chủ rừng; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đoàn viên, hội viên, sinh viên, học sinh, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu đồng loạt tổ chức Lễ phát động từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã vào ngày 19/5/2025, gắn với các hoạt động chuẩn bị mùa vụ trồng rừng năm 2025 và trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
Sau Lễ phát động, các Sở, Ban, ngành, đơn vị, lực lượng vũ trang cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa, các xã, phường, thị trấn tiến hành trồng cây trong khuôn viên của đơn vị, dọc các tuyến đường giao thông, diện tích quy hoạch cây xanh trong các đô thị,...
Các đơn vị chủ rừng rà soát quỹ đất phù hợp trồng rừng tập trung, nông lâm kết hợp và trồng cây phân tán để triển khai kế hoạch phát triển rừng năm 2025; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để triển khai có hiệu quả, đảm bảo chỉ tiêu phát triển rừng UBND tỉnh giao khi vào mùa vụ trồng rừng.
Các cơ quan, tổ chức, trường học...; các hộ gia đình, cá nhân rà soát quỹ đất đang sử dụng hợp pháp để tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán.
Đối tượng, chủng loại, tiêu chuẩn chọn loại cây trồng; kỹ thuật trồng cây phân tán thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 405/QĐ-LN-PTR ngày 31/12/2024 của Cục lâm nghiệp ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán.
Tiêu chuẩn cây trồng sau Lễ phát động cấp tỉnh như sau: Loại cây Thông ba lá, chiều cao từ gốc đến ngọn (Hvn) từ 1,2-1,5 m, đường kính gốc (D00) từ 2 - 3 cm.
Thông tin tổ chức Lễ phát động cấp tỉnh như sau:
Địa điểm tổ chức Lễ phát động tại Nhà văn hóa bảo tàng thư viện tỉnh Đắk Nông.
Địa điểm trồng cây sau Lễ phát động tại Khu quy hoạch trồng cây xanh thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật kết nối khu vực đồi Đắk Nút
Số lượng cây trồng là 1.300 cây.
Loài cây trồng là Thông ba lá.
Thời gian dự kiến vào lúc 07 giờ 00 phút, ngày 19/5/2025.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh
Ngày 11/04/2025, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2242/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh với các chỉ đạo như sau:
Các Sở, Ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh; các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Công văn số 1715/UBND-KGVX ngày 21/3/2025 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi; tập trung đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Sởi.
Sở Y tế tiếp tục rà soát kỹ đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh Sởi để đảm bảo bao phủ cho từng nhóm tuổi (trẻ từ đủ 06 đến 09 tháng, trẻ 01 đến 05 tuổi và trẻ 06 đến 10 tuổi) đạt chỉ tiêu từ 95% trở lên và không bỏ sót các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng nhưng chưa được tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh Sởi. Chỉ đạo các cơ sở điều trị tổ chức thu dung, phân luồng, sàng lọc các bệnh nhi đến từ các địa bàn có nhiều ca mắc bệnh Sởi, có các triệu chứng nghi mắc bệnh Sởi để đảm bảo không lây chéo trong các cơ sở y tế. Giám sát chặt chẽ số ca mắc bệnh Sởi để đảm bảo những trường hợp nghi ngờ được phát hiện, điều tra kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp; kịp thời báo cáo Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về diễn biến tình hình dịch bệnh mới và phối hợp đề xuất việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng khác trên địa bàn trong trường hợp cần thiết. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; tăng cường truyền thông khuyến khích, vận động các gia đình, phụ huynh đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
UBND các huyện, thành phố Giao các Phòng, Ban, đơn vị, địa phương phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Sởi; tăng cường rà soát, 2 quản lý đối tượng tiêm chủng đảm bảo bám sát với tình hình thực tế trên địa bàn, không bỏ sót đối tượng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, tỷ lệ tiêm chủng thấp, tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù tại địa phương để áp dụng các hình thức tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng tại nhà, tiêm chủng lưu động để nhanh chóng bao phủ vắc xin đạt hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng.
Hải My