image banner
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới
Gmail
Lượt xem: 2842
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH); nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác PCCC và CNCH; chất lượng công tác hướng dẫn, kiểm tra được nâng cao; công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH được đẩy mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, có sự tham gia tích cực của các cấp,các ngành, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác PCCC và CNCH của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện tốt chế độ tự kiểm tra, duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC và CNCH theo quy định; chưa chỉ đạo giải quyết dứt điểm các thiếu sót, hạn chế yếu kém về công tác PCCC và CNCH và các kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền; …

Nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác PCCC và CNCH, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, yếu kém. Ngày 17/3/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy  và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:

Tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH. Vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH, chấp hành các quy định, hướng dẫn, kiến nghị của lực lượng kiểm tra. Nghiêm cấm lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức can thiệp vào hoạt động rà soát, kiểm tra, xử lý về PCCC của các cơ quan chức năng. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) trong công tác PCCC và CNCH tại địa bàn, cơ sở; phát động phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH tại khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thực chất, hiệu quả, xây dựng thế trận liên hoàn trong công tác PCCC và CNCH

Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCCNCH vào Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm; phối hợp nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền về pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCCCNCH cho mọi tầng lớp Nhân dân; đa dạng các hình thức tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ của đồng bào dân tộc ở địa phương, trong đó cần đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền về PCCCCNCH; tập trung tuyên truyền vào các thời điểm có nguy cơ cháy, nổ cao, diễn biến thời tiết, khí hậu phức tạp.

Công an tỉnh:

Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm an toàn PCCCCNCH trong mùa hanh khô, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ; bảo vệ các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh, các đoàn khách cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCCCNCH của UBND cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCCCNCH theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục đổi mới về tư duy, nhận thức, xác định lấy người dân là trọng tâm, chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nguồn lực trong công tác PCCC và CNCH. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng PCCC và CNCH từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn, rà soát hoàn thiện các phương án chữa cháy, CNCH nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo tính chủ động của lực lượng PCCC cơ sở, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi sự cố cháy nổ xảy ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thực hiện dự báo nguy cơ cháy rừng và thông tin cấp dự báo cháy rừng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời thông tin kịp thời, chính xác đến chính quyền địa phương cơ sở, các chủ rừng, các hộ dân sống trong rừng, gần rừng.

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm tra, tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC rừng cho các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức tổng rà soát, thống kê và kiểm tra, đánh giá các phương án PCCC rừng do chủ rừng, UBND cấp xã lập; lựa chọn thực tập một số phương án điển hình để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Sở Xây dựng:

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương khi lập, phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch phải tuân thủ các quy định về PCCC.

Thực hiện thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất công trình theo văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH, nhất là đối với các công trình khi thay đổi tính chất sử dụng, cải tạo nhà ở hộ gia đình thành cơ sở sản xuất, kinh doanh; xử lý, rút giấy phép xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng trái phép, không đúng giấy phép, ... theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra: Bảo đảm an toàn PCCC& CNCH theo quy định; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCCCNCH ở cấp xã. Đánh giá thực trạng hoạt động của lực lượng dân phòng tại địa phương phục vụ triển khai các Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn, đặc biệt là các khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, khu công nghiệp, chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy, nổ; đồng thời, không để xảy ra tình trạng đốt pháo trái phép tại các địa phương trong dịp Lễ, Tết

Chỉ đạo thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCCCNCH cấp huyện, cấp xã, xây dựng quy chế hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tiếp tục chỉ đạo nhân rộng, xây dựng các mô hình. Rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đồng thời gắn với quy hoạch về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, quỹ đất… phục vụ công tác PCCC CNCH. Tập trung ưu tiên rà soát, đánh giá để đầu tư xây dựng các bến, bể, trụ nước chữa cháy tại các đô thị tập trung đông dân cư để giải quyết những khó khăn về nguồn nước phục vụ chữa cháy hiện nay. Bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo cho công tác PCCC và CNCH tại địa phương./.

Tiến Đạt

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 24° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 700
  • Hôm nay: 25,242
  • Trong tuần: 209,370
  • Tất cả: 8,187,496