Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 2432
UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 5609/UBND-KGVX chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại.
Anh-tin-bai

Một số thông tin cần biết để phòng, chống khi mắc bệnh Dại ở người

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 5 năm qua, bệnh Dại ở nước ta đã làm chết 410 người, trên 2,7 triệu lượt người phải điều trị dự phòng. Năm 2022, cả nước ghi nhận 70 ca tử vong và 3 tháng đầu năm 2023 đã có 23 ca tử vong do bệnh Dại. Tính đến ngày 18/9/2023, toàn tỉnh ghi nhận 06 trường hợp phơi nhiễm với bệnh Dại, trong đó có 02 trường hợp tử vong; số trường hợp nguy cơ cao phơi nhiễm virus Dại là 49 trường hợp. Để chủ động phòng, chống bệnh Dại, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố triển khai một số nội dung sau:

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; tăng cường điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm các ổ bệnh Dại, không để tái phát, lây lan rộng; rà soát, đánh giá thực trạng công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với lãnh đạo, cán bộ, công chức ở cơ sở thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không hoàn thành nhiệm vụ.

Tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh; đề xuất các chương trình, kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, nhất là tại các khu du lịch, khu đô thị, khu đông dân cư theo quy định. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai tiêm phòng vắc xin Dại đồng bộ, hiệu quả, trong đó, tập trung hỗ trợ vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn chó, mèo tại các ổ dịch, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, đặc biệt khó khăn; định kỳ hằng tháng, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Sở Y tế: Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp cho người dân biết về đặc điểm, tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại; hướng dẫn người dân cách sơ cứu ban đầu ngay khi bị chó, mèo cắn và đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông, Báo Đắk Nông:  Phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật, các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh bắt buộc như: tiêm vắc xin phòng bệnh Dại, ký cam kết khai báo, nuôi nhốt chó, mèo, đảm bảo vệ sinh thú y và các điều kiện an toàn (đeo rọ mõm và có người dắt) khi đưa chó ra nơi công cộng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người dân trong phòng, chống bệnh Dại.

UBND các huyện, thành phố: Trên cơ sở hướng dẫn của Sở NN&PTNT, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; trong đó, khẩn trương rà soát, đánh giá, làm rõ thực trạng công tác phòng, chống bệnh Dại, những tồn tại, hạn chế trên địa bàn quản lý; có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc quản lý đàn chó, mèo nuôi theo quy định. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó, mèo nhận thức được tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh Dại. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát huy lợi thế của hệ thống truyền thanh cơ sở và mạng xã hội (Facebook, zalo, youtube), tuyên truyền trực tiếp tại các trường học.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh: Chỉ đạo các cấp hội phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, Sở Y tế; các đơn vị và UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên, cộng đồng dân cư tích cực thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định; xây dựng các quy ước, hương ước của khu dân cư về nuôi chó, mèo và phòng, chống bệnh Dại; giám sát, vận động chủ vật nuôi thực hiện khai báo, không thả rông, tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy định của pháp luật.

Chi tiết văn bản tại đây.

 

Thảo Diệp

Đánh giá - Nhận xét

5
1 Nhận xét
  • 1
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 27° - 30° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1