Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về phát triển công viên địa chất toàn cầu unesco đắk nông
Lượt xem: 97
Nhằm tăng cường công tác phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn sau tái thẩm định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa ban hành Văn bản chỉ đạo các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Anh-tin-bai

UBND tỉnh giao Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng dự thảo Chiến lược quản lý và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2024-2027, đề xuất UBND tỉnh xem xét, ban hành; tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ sau kỳ tái thẩm định đã được các chuyên gia UNESCO khuyến cáo, thông báo cho tỉnh; làm đầu mối liên hệ, đề nghị nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ, tư vấn cho tỉnh trong việc thiết kế và trưng bày bên trong các điểm: Trung tâm thông tin Công viên địa chất tại các huyện Krông Nô và Đắk Song, Nơi gặp gỡ Đỏ và Trắng (huyện Đắk Glong). Đồng thời, phối hợp với nhóm chuyên gia tư vấn trong việc đánh giá lại hiện trạng các điểm đến trong vùng Công viên địa chất, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh các điểm đến (trường hợp cần thiết); tham khảo Quy chế quản lý, khai thác, bảo tồn, vận hành các hang động núi lửa trên thế giới để hỗ trợ, tư vấn cho UBND huyện Krông Nô trong công tác quản lý và khai thác hệ thống hang động tại địa phương.

Sở Nội vụ nghiên cứu, khẩn trương tham mưu UBND tỉnh trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh mô hình Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông bảo đảm tối ưu, đủ hiệu lực nhằm hoạt động hiệu quả trên 10 lĩnh vực hoạt động trọng tâm của một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền các nội dung về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, để đội ngũ cán bộ, công chức và Nhân dân nhận thức đầy đủ về giá trị và vai trò của Công viên địa chất trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương. Lưu ý: công tác truyền thông phải đi vào chiều sâu, trọng điểm, tập trung về các giá trị các di sản trong vùng Công viên địa chất.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương liên quan và Ban Quản lý Công viên địa chất Đắk Nông (đối với những di tích nằm trên địa bàn các huyện, thành phố trong vùng Công viên địa chất) trong quá trình xây dựng hồ sơ di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hướng dẫn các địa phương việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân có nhu cầu, đặc biệt là các hộ gia đình nằm trong các khu vực có 3 tuyến du lịch trải nghiệm của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông bảo đảm đúng quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị ưu tiên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng bảo vệ, khai thác hợp lý hệ thống núi lửa và hang động núi lửa, nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

UBND các huyện, thành phố: Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và Gia Nghĩa chủ động lồng ghép các nguồn lực, các dự án tại địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm đến đã được tỉnh quy hoạch theo các tuyến trải nghiệm của Công viên địa chất. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Quy hoạch các xã trên địa bàn huyện, thành phố, phải tổ chức lấy ý kiến của các Sở, Ban, ngành liên quan và Ban Quản Công viên địa chất Đắk Nông nhằm bảo đảm chặt chẽ, nhất quán trong công tác quy hoạch, phát triển./.

T.Đ

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 25° - 26° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1