Tạo nguồn lực, động lực cho sự phát triển toàn diện, bền vững
Lượt xem: 30
Sáng 1/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông tán thành với sự cần thiết chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Việc đầu tư Chương trình là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển toàn diện, bền vững, phù hợp với quan điểm định hướng phát triển văn hóa của Đảng, đồng thời sẽ góp phần bảo tồn các di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất và hưởng thụ văn hóa cho người dân. Qua đó, cũng góp phần đáp ứng được yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng của những người làm văn hóa, cũng như xu thế phát triển chung; thể hiện được vấn đề văn hoá đã được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế. 

Anh-tin-bai

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Về tính phù hợp của một số mục tiêu cụ thể.

Đại biểu thống nhất các với ý kiến trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, mặc dù Chính phủ đã có tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa trong Báo cáo 649/BC-CP, tuy nhiên đại biểu cũng kiến nghị tiếp tục rà soát để tính khả thi, hoặc đưa vào nghị quyết các chỉ tiêu mang tính định hướng.

Về phạm vi, quy mô của Chương trình.

Đại biểu không phản đối việc không chuyển Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vào Chương trình, vì mỗi chương trình, dự án có mục tiêu và giai đoạn thực hiện khác nhau. Nhưng đại biểu cho rằng nếu chuyển vào chương trình này thì có thể tập trung được nguồn lực để đạt được mục tiêu của dự án. Do vậy, cần tiếp tục rà soát để giảm thiểu sự trùng lắp, phân tán về nội dung trong các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai thực hiện.

Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương.

Theo báo cáo chính phủ thì mức bình quân chung cả nước là 24,6% và sẽ xác định vốn đối ứng phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể của các tỉnh. Nhưng thực tiễn từ khó khăn của các chương trình MTQG đang triển khai. Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trình cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đánh giá, cân nhắc cẩn trọng khi xác định tỷ lệ đối ứng phù hợp, vì nguồn lực của mỗi địa phương khác nhau, đặc biệt đối với Vốn huy động hợp pháp khác dự kiến chiếm 12,4%, thì các địa phương càng khó khăn thì càng khó huy động nguồn lực xã hội hoá .

Về cơ chế quản lý, điều hành và cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình

Rút kinh nghiệm khi triển khai thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia có tồn tại là nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương ban hành chậm cho nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các địa phương, đơn vị có liên quan cũng như quyền lợi của đối tượng thụ hưởng. Do đó, đại biểu tán thành như dự thảo Nghị quyết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình Chính phủ (hoặc Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp hướng dẫn chung việc thực hiện Chương trình (không giao cho từng bộ, ngành ban hành văn bản riêng).

Tuy nhiên, đai biểu đề nghị là Chương trình được thông qua cần nhanh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể từng nội dung, cách thức thực hiện đảm bảo tính thống nhất và phải xác định nhiệm vụ này trọng tâm để chương trình được kịp thời thực hiện, mang lại kết quả cao nhất. Đồng thời, Dự thảo Nghị quyết đã quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình, tuy nhiên trong thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, mặc dù Quốc hội đã ban hành nghị quyết đặc thù nhưng vẫn còn đâu đó nhiều vướng mắc, Vì vậy, kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan rà soát kỹ lưỡng, đánh giá khó khăn, vướng mắc để tránh xảy ra tồn tại này.

Cuối cùng, liên quan đến địa phương, để góp phần cùng cả nước hoàn thành thực hiện mục tiêu chung của chương trình đại biểu kiến nghị:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục quan tâm, ưu tiên trong việc phân bổ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa đối với các tỉnh nghèo, trong đó có tỉnh Đắk Nông còn nhiều khó khăn về thiết chế văn hóa, trang thiết bị phục vụ họat động tuyên truyền văn hóa, việc bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa chủ yếu nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình thuộc ngân sách Trung ương. Nên việc đầu tư tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa đồng bộ, khai thác kém hiệu quả. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của Trung ương.

Công viên địa chất Đắk Nông đã được Ủy ban chương trình và quan hệ quốc tế Hội đồng chấp hành UNESCO lần thứ 209 công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học. Công viên này hứa hẹn là một điểm hút du khách trong tương lai và hiện Công viên địa đã hoàn thành 03 tuyến du lịch với 41 điểm di sản. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách của địa phương còn khó khăn, vì vậy cần quan tâm hỗ trợ nguồn vốn từ chương trình này để làm “vốn mồi”  thu hút sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, từ đó giúp tỉnh khai thác được tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững theo quy hoạch ỉnh đươc Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Song Nguyên

.

 

 


Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1