Đại biểu Dương Khắc Mai ý kiến Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Lượt xem: 51
Sáng 6/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, điều hành phiên thảo luận ở Hội trường

Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các quy định của Luật là một bước tiến lớn, đảm bảo công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng xin - cho trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước, góp phần và tạo điều kiện để đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc nên cần thiết nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 05 nhóm vấn đề lớn, nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đơn giản hóa trình tự, thủ tục và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung, như sau:

Anh-tin-bai

Đại biểu Dương Khắc Mai  ý kiến Luật Đầu tư công (sửa đổi)

 

Về  nội dung “Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập” tại khoản 1, Điều 5: quy định này giúp tháo gỡ những vướng mắc của các dự án đã và đang triển khai. Hiện nay, đa số các dự án chậm, nguyên nhân là ở khâu giải phóng mặt bằng. Bây giờ tách ra hai thành phần của dự án thì tạo điều kiện để các địa phương có chủ động hơn để giải quyết khâu mặt bằng đảm bảo cho dự án được triển khai đồng bộ, do đó tôi rất đồng tình với quy định này. Nhưng đề nghị cần phải có làm rõ hơn thế nào là “trường hợp thật sự cần thiết” để  được tách, và ở đây gọi là tách hay là hình thành một dự án bồi thường cho rõ hơn để tránh việc làm sai hoặc sợ sai khi triển thực hiện. Đồng thời, nếu như tách ra thì cũng cần phải có những cơ chế, quy định chặt chẽ, tránh tình trạng là có những dự án sau khi giải phóng xong thì dự án lại không triển khai thì lại gây lãng phí nguồn lực của cả Nhà nước xã hội, vì thực tế trên cả nước hiện nay có rất nhiều dự án với diện tích đất lớn, có những nơi ở vị trí đắc địa nhưng đất để hoang nhiều năm không đưa vào sử dụng.

Tại Điều 8, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia: Có 05 tiêu chí phân loại công trình quan trọng quốc gia, trong đó quy định tại khoản 1. “Sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên”, như vậy là nâng so với mức 10.000 tỉ đồng theo luật hiện hành, đại biểu cho rằng, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay cũng như giá đầu vào của việc đầu tư các dự án tăng, việc tăng mức vốn đầu tư cho các Dự án là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị có sự đánh giá cụ thể, làm rõ  cơ sở cho việc tăng vốn đầu tư của các Dự án để đạt tiêu chí quan trọng quốc gia, tại sao là 30.000 tỷ đồng trở lên mà không con số khác thấp hơn hoặc cao hơn. Ngoài ra, cần đánh giá tác động của nó đối với các Dự án đang triển khai cũng như thực tiễn phát triển của từng địa phương để xác định tiêu chí ở mức nào là phù hợp để các đại biểu Quốc hội có cơ sở đưa ra quyết định.

Để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, việc bố trí chuẩn bị đầu tư cho một số dự án lớn, trọng điểm của địa phương có kỹ thuật phức tạp, yêu cầu phải thực hiện ngay từ đầu giai đoạn triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn. Do đó, cần bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ những năm cuối giai đoạn trước. Vì vậy, để chủ động bố trí kế hoạch vốn cho các dự án thực hiện bước chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị tốt danh mục dự án có chất lượng, phù hợp thực tiễn hơn, cần có cơ chế bố trí vốn hằng năm để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư mà không cần đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đại biểu đề xuất điều chỉnh, bổ sung khoản 2 Điều 57 như sau: "Chương trình dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ dự án đầu tư công khẩn cấp dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại và nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho dự án dự kiến đưa vào thực hiện trong giai đoạn sau".

Song Nguyên

 

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 24° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1