UBND tỉnh chỉ đạo triển khai ứng phó mưa lớn trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 372
Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó, khắc phục các sự cố, thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.  

Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4397/UBND-NNTNMT ngày 26/7/2024 về việc chủ động ứng phó khắc phục thiên tai mùa mưa lũ năm 2024; Công văn số 4782/UBND-NNTNMT ngày 13/8/2024 về việc triển khai Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 04/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới và các văn bản khác có liên quan.

Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, đặc biệt là ảnh hưởng của hoàn lưu cơn Bão số 3 (bão YAGI) trên Biển Đông có thể ảnh hưởng tới địa bàn tỉnh Đắk Nông, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

 

 

Anh-tin-bai

Mưa lớn kéo dài, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó, khắc phục các sự cố, thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”; Chủ động các phương án tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Các chủ hồ, đập, đơn vị khai thác, vận hành phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức vận hành và triển khai các phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; Sẵn sàng các phương án phòng, chống lũ, đảm bảo an toàn hồ đập theo các cấp báo động.

Chủ động tiêu nước, chống úng bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, khu tập trung dân cư.

Các cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tăng cường số lượng, thời lượng, tần suất đưa tin về tình hình thời tiết, dự báo, cảnh báo thiên tai, rủi ro thiên tai để người dân nắm được thông tin về diễn biến, dự báo thiên tai và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh và cơ quan chức năng; tăng cường hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó để giảm thiệt hại do thiên tai, nhất là thiệt hại về người.

Tổ chức trực ban nghiêm túc (24/24h), tổng hợp, báo cáo các thiệt hại do thiên tai gây ra về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Tải văn bản

M.L

 

Đánh giá - Nhận xét

5
1 Nhận xét
  • 1
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 21° - 22° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1