Hội nghị giao ban quản lý nhà nước ngành Thông tin và Truyền thông Quý I/2023
Lượt xem: 7951
Sáng ngày 06/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I năm 2023 theo hình thức trực tuyến; Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các Thứ trưởng: Phan Tâm, Nguyễn Huy Dũng, Phạm Đức Long, Nguyễn Thanh Lâm; lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện Lãnh đạo cơ quan chuyên trách về CNTT tại các bộ, ngành; đại diện Công đoàn TT&TT Việt Nam; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp ngành Thông tin và Truyền thông.

Anh-tin-bai
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị

Anh-tin-bai

 Điểm cầu Bộ Thông tin và Truyền thông

Tại điểm cầu Đắk Nông, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trần Văn Thương chủ trì; tham dự còn có các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở, Lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc.

Anh-tin-bai
 Điểm cầu tỉnh Đắk Nông

 

Anh-tin-bai

 Các điểm cầu tham dự Hội nghị

Những hoạt động nội bậc của ngành Thông tin và Truyền thông quý I/2023

Lĩnh vực Bưu chính:

Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam (1973 - 2023); phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023) với chủ đề: “Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình”.

Trong Quý I/2023, sản lượng bưu gửi ước đạt trên 525 triệu bưu gửi (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022 và tương đương Quý IV/2022), doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt 13.100 tỷ đồng (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 5% so với Quý IV/2022).

Sản lượng bưu chính KT1 Quý I/2023 (tính đến 21/02/2023) đạt: 157.799 bưu gửi, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2022 (171.617 bưu gửi). Trong đó, sản lượng bưu gửi mật đạt 55.659 bưu gửi, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2022 (43.327 bưu gửi). 

Lĩnh vực Viễn thông:

Viễn thông:

- Thuê bao băng rộng cố định ước đạt 21,78 triệu thuê bao (21,9 TB/100 dân), tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 1,98 triệu thuê bao).

- Thuê bao băng rộng di động ước đạt 85,79 triệu (86,3 TB/100 dân), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 10,55 triệu thuê bao).

- Thuê bao điện thoại di động sử dụng SMP ước đạt 99,6 triệu thuê bao, tăng 7,36% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 7,1 triệu thuê bao.

- Thuê bao Feature phone 23 triệu TB giảm 3,8 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm ngoái.

* Mobile Money: Tính đến 31/01/2023, số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money đạt hơn 3,2 triệu khách hàng, tăng 14% so với tháng 12/2022, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ tháng 01/2022. Trong đó số lượng khách hàng tại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 2,26 triệu khách hàng, chiếm 70%. Tổng số lượng giao dịch bằng tài khoản Mobile Money đạt lũy kế hơn 20 triệu giao dịch với giá trị hơn 1.372 tỷ đồng.

* Tốc độ truy nhập Internet (theo speedtest)

- Tốc độ băng rộng cố định tháng 01/2023: 84,18 Mbps  (tăng 26,47% so với cùng kỳ năm ngoái), xếp thứ 45 và cao hơn trung bình thế giới là 76,34 Mbps.

- Tốc độ truy nhập Internet BRDĐ tháng 01/2023: 46,66 Mbps (tăng 18,33% so với cùng kỳ năm ngoái), xếp thứ 43 và cao hơn trung bình thế giới là 37,98 Mbps.

Sản lượng dịch vụ truyền hình hội nghị Quý I/2023: (tính đến 21/02/2023) đạt 29 phiên, giảm 56,7% so với Quý I/2022 (67 phiên).

Internet:

- Số lượng địa chỉ Internet IPv4 đạt 16.217.600 địa chỉ, tăng 0,33% so với cùng kỳ năm trước.

- Số lượng địa chỉ Internet IPv6 đạt 1.086 tỷ khối/64, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

- Số lượng số hiệu mạng đạt 560, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

- Số lượng thành viên địa chỉ Internet đạt 821, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

- Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 50%; cao gấp 1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 2,3 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam đứng thứ 3 khu vực ASEAN, thứ 15 toàn cầu.

- Tổng số tên miền quốc gia “.vn” được cấp đạt 571.089 tên miền, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng 22.727 tên miền).

- Số lượng bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 đạt 80/85, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

- Số lượng bộ, ngành, địa phương có cổng thông tin điện tử, dịch vụ công triển khai IPv6 đạt 66/85, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước (gấp 3 lần).

Lĩnh vực Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ số:

- Tỷ lệ DVCTT mức độ toàn trình đủ điều kiện: 74,72% tăng 4,36% so với tháng 01/2023 (15 bộ, ngành và 55 tỉnh/TP đã công bố và gửi danh mục DVC đủ điều kiện lên mức độ toàn trình). Mục tiêu 2023: 100%.

- Số bộ, ngành, địa phương đã ban hành KT CQĐT 2.0: 19/22 bộ, ngành và 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng, cập nhật Kiến trúc 2.0.

- Số bộ, ngành, địa phương đã ban hành NQ, CT về CĐS: 4/22 bộ, ngành; 62/63 địa phương (còn Phú Yên).

+ Số bộ, ngành và địa phương đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số: 100%.

+ Số bộ, ngành đã ban hành Kế hoạch/Đề án về chuyển đổi số: 100% bộ, ngành đã ban hành (22/22 bộ, ngành).

+ Số địa phương đã ban hành Kế hoạch/Đề án về chuyển đổi số: 100% địa phương đã ban hành KH (63/63 tỉnh, thành phố).

+ Tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng NDXP (đơn vị triệu giao dịch): Từ 01/01/2023 đến 22h30 ngày 01/3/2023 đạt hơn 111 triệu giao dịch tương ứng với khoảng 12,95% so với mục tiêu năm 2023 (đạt tối thiểu 860 triệu giao dịch qua NDXP); tổng số từ khi khai trương đến nay: hơn 1,276 tỷ giao dịch.

- Cả nước 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập 71.836 Tổ CNSCĐ và 334.896 thành viên tham gia Tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố; 48/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã.

Lĩnh vực An toàn thông tin mạng:

- Doanh thu: 252,8  tỷ đồng (tăng 33,4% cùng kỳ năm 2022).

- Lợi nhuận: 20,22 tỷ đồng (tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2022).

- Nộp Ngân sách: 21,8 tỷ đồng (tăng 50,6% so với cùng kỳ năm 2022).

- Tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa với nước ngoài: 45,1% (giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022).

- Số doanh nghiệp: 103 (tăng 12% cùng kỳ năm 2022).

- Số Lao động - ATTT: 3.492 lao động (tăng 10,6% so với cùng kỳ 2022).

- Số địa chỉ IP nằm trong mạng botnet: 382.606  địa chỉ (giảm 51,9% cùng kỳ năm 2022).

- Số lượng cuộc tấn công mạng: 1.687 cuộc (tăng 33,9% cùng kỳ năm 2022).

Lĩnh vực chứng thực chữ ký số công cộng: Tổng số chứng thư số công cộng đã cấp tính đến hết tháng 02/2023: 5.869.305 chứng thư số tăng 23,18% so với cùng kỳ năm 2022 (là 4.764.957 chứng thư số); Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tháng 02/2023: 1.992.024 chứng thư số tăng 17,89% so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.689.755 chứng thư số).

Lĩnh vực chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ: Tổng số chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động tháng 02/2023: 538.534 chứng thư số tăng 30,47% so với cùng kỳ năm 2022 (là 412.759 chứng thư số).

Lĩnh vực Kinh tế số và Xã hội số:

- Kinh tế số: Việt Nam đang giữ vị trí thứ 4 (sau Indonesia, Singapore và Ý) về tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử (Statista; IMF; WEF) với tốc độ tăng trưởng khoảng 40-50% trong năm 2020.

- Xã hội số: Tính từ thời điểm đầu năm đến ngày 31/01/2023, Việt Nam có khoảng hơn 310 triệu lượt tải mới trên thiết bị di động, tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 19% so với tháng trước.

- Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 7 ứng dụng có số lượng người dùng thường xuyên trên 10 triệu người dùng hằng tháng, 12 ứng dụng có từ 5-10 triệu người dùng hằng tháng và 67 ứng dụng có từ 1-5 triệu người dùng hằng tháng.

- Mạng xã hội vẫn là lĩnh vực được người dùng điện thoại yêu thích nhất (trong đó ứng dụng chỉnh sửa video và mạng xã hội cung cấp các video ngắn ghi nhận sự gia tăng số lượng người dùng ấn tượng nhất trong tháng 01/2023), tiếp đến là các sàn TMĐT và trò chơi điện tử.

Lĩnh vực Công nghiệp ICT:

Ước tính đến hết tháng 02/2023: Doanh thu công nghiệp CNTT 02 tháng đầu năm 2023: ước đạt 20,6 tỷ USD tăng trưởng 5% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử: ước đạt khoảng 8,2 tỷ USD tăng 4% so với cùng kỳ; Số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động ước đạt 70.800 tăng 300 doanh nghiệp so với tháng 01/2023, đạt tỷ lệ 0,71 doanh nghiệp/1.000 dân.

Lĩnh vực Báo chí:

- Cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực: 06 cơ quan (Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam); có 15 cơ quan báo chí (11 báo, 03 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC).

- Cơ quan báo: 127 cơ quan; Cơ quan tạp chí: 677; trong đó, có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật.

- Thuê bao truyền hình trả tiền: Tính đến hết năm 2022, thuê bao ước tính 17,3 triệu thuê bao (Tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021, số liệu thuê bao truyền hình trả tiền năm 2021 đạt 16.8 triệu thuê bao); Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Tính đến hết năm 2022 có 38 doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tháng 01/2023 thu hồi Giấy phép của 01 doanh nghiệp); Doanh thu truyền hình trả tiền: Tính đến hết năm 2022, doanh thu ước tính đạt 9.956 tỷ đồng (đã bao gồm VAT) (Tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu tính đến hết năm 2021 đạt 9.200 tỷ đồng), tổng số phí nộp năm 2021 ước đạt 24,7 tỷ đồng (Tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái, số phí nộp tính đến hết năm đạt 22,5 tỷ đồng).

- Tính đến thời điểm 20/02/2023 hiện nay, cả nước có: 9.812 đài truyền thanh cấp xã/10.599 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 1.297 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT; Còn 787 xã, phường, thị trấn chưa có đài truyền thanh, chủ yếu là các xã khu vực miền núi, xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện 705 huyện, quận, thị xã, thành phố; trong đó, có 595 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện đã sáp nhập vào Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao hoặc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện.

Lĩnh vực Xuất bản:

Trong Quý I/2023, cơ quan quản lý đã triển khai đồng bộ Kế hoạch công tác Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm năm 2023; các cơ quan chủ quản nhà xuất bản đã nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng đề tài năm 2023. Về phía các nhà xuất bản, để phát huy những kết quả đạt được trong năm 2022, các nhà xuất bản đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay từ những ngày đầu tháng đầu, tổ chức xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong quý như: Chào mừng 93 năm Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023); Kỷ niệm 40 năm ngày Ký kết Hiệp định Hòa bình Paris (27/01/1973 - 27/01/2023); các ấn phẩm mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023 được đông đảo bạn đọc đón nhận. Nhìn chung, các nhà xuất bản tiếp tục giữ vững sự ổn định, một số nhà xuất bản tiếp tục có sự phát triển quan trọng trong đó quan tâm đến việc phát triển các ấn phẩm điện tử, các dòng sách mới phù hợp với nhu cầu bạn đọc và xu thế phát triển thế giới./.

Tiến Đạt

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 27° - 28° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1