Nâng cao kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho 10.000 người
Lượt xem: 141
Công tác tuyên truyền, phổ biến,  giáo dục pháp luật trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng và được các Bộ, ngành, địa phương duy trì thường xuyên và liên tục. Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương trên phạm vi toàn quốc.
Anh-tin-bai

Các đại biểu tham dự tập huấn tại điểm cầu Đắk Nông

Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của gần 10.000 đại biểu, kết nối 170 điểm cầu các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, các tỉnh, thành phố trong phạm vi toàn quốc. Điểm cầu tỉnh Đắk Nông có các báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế một số sở, ngành cấp tỉnh.

Với mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL, chương trình Hội nghị hôm các nội dung chính như sau:

Anh-tin-bai

Đối với Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg, ngày 4/4/2024. Các đại biểu được nghe Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Bộ Tư pháp Phan Hồng Nguyên quán triệt một số nội dung cơ bản, những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nhằm đưa công tác PBGDPL tại các địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi  đi vào nề nếp, thực chất, hiệu quả, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật và năng lực sử dụng pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; góp phần củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa quán triển một số nội dung chính của Quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”. Đề án 315 đưa ra các mục tiêu cụ thể, như: Cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở; tài liệu phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở được biên soạn, in ấn, đăng tải trên mạng internet đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 

Đặc biệt, trong tình hình mới với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện, các đại biểu dành nhiều thời gian để nghe đại diện lãnh đạo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền truyền đạt một số kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông trong quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách pháp luật; kỹ năng PBGDPL trên mạng xã hội. Các đại biểu cũng được giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hội nghị trực tuyến đã tạo cơ hội để các báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương được trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, cập nhật kiến thức pháp luật mới trong quá trình triển khai công tác PBGDPL, từ đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.

N.N

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 23° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1