Đăk Glong: Nhiều ý kiến sát thực tế góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Lượt xem: 4521
Ngày 28/02/2023, HĐND –UBND –UBMTTQ VN huyện Đắk Glong đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Đồng chí Trần Nam Thuần, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, chủ trì hội nghị.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này gồm 16 chương và 236 điều. Hội nghị đã tập trung lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm  gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phát triển quỹ đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; Hộ gia đình sử dụng đất.

Anh-tin-bai

Toàn cảnh Hội nghị

Tại hội nghị các đại biểu đã tích cực đóng góp các ý kiến vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được quan tâm và có ý kiến nhiều là việc bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất. Dự thảo Luật quy định theo hướng bỏ đối tượng hộ gia đình sử dụng đất vì hiện nay việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, vấn đề thu hồi, bồi thường đất và bố trí tái định cư, cũng đang là một trong những nội dung được đông đảo người dân quan tâm trong Luật đất đai (sửa đổi). Thực tế trên địa bàn huyện trong thời gian qua cho thấy, do quy định về căn cứ xác định giá đất bồi thường tại Luật đất đai 2013 chưa thực sự rõ ràng khiến cho khâu giải phóng mặt bằng tại một số dự án bị kéo dài. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, việc hỗ trợ, tái định cư của người có đất bị thu hồi chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng người dân không đồng thuận, bức xúc làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, cụ thể hóa các tiêu chí thế nào là “tốt hơn nơi ở cũ”, tính đến tính chất công việc của người bị thu hồi, trượt giá, tạo công ăn việc làm sau thu hồi… Việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất và cần được thực hiện một cách công khai có giám sát thực hiện đúng quy định về giá, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng phải bảo đảm khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật, việc tái định cư bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tránh xảy ra các tranh chấp dai dẳng kéo dài dễ trở thành điểm nóng.

Anh-tin-bai

Đ/c Trần Nam Thuần - Chủ tịch UBND huyện Đắk G'long phát biểu tại hội nghị

Đối với vấn đề thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại khoản 3 Điều 150 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, quyết định công nhận quyền, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất.”. Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở trên là chưa phù hợp, bởi vì khi có kết quả trúng thầu, nhà đầu tư có thể phải đợi rất lâu để giải phóng mặt bằng và được giao đất sạch để thực hiện dự án. Vì vậy, đề nghị điều chỉnh lại quy định trên theo hướng “Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Lại Tuyến - UBND huyện Đắk Glong

Đánh giá - Nhận xét

1
1 Nhận xét
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 1
Đắk Nông 24° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1