Đắk Nông “soi” hạn chế, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, SIPAS năm 2024
Lượt xem: 643
Vừa qua, tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, SIPAS năm 2024 nhằm quyết tâm khắc phục những hạn chế từng lĩnh vực, tiêu chí còn tồn tại trong năm 2023.
Anh-tin-bai

Kết quả thực hiện CCHC tương đối cao, đạt 56.86/61.50, tăng 2,91 điểm so với năm 2022; xếp theo thứ tự điểm thì tỉnh đứng 25/63 tỉnh, tỉnh, thành phố, các lĩnh vực thực hiện đạt điểm số, thứ hạng cao

Đắk Nông lấy sự hài lòng, niềm tin của người dân làm thước đo

Đáng chú ý, trước khi ban hành Kế hoạch số 475/KH-UBND ngày 18/7/2024 về “Cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Đắk Nông năm 2024” thì ngày 04/5/2024 UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 537/QĐ-BCĐCCHC về “Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông”. Điều này cho thấy sự quyết tâm phấn đấu tăng điểm tăng bậc Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS của tỉnh năm 2024 cũng như khẳng định vai trò phục vụ của chính quyền các cấp của tỉnh.

“Bắt mạch” điểm nghẽn CCHC

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông thì, ngay sau khi Bộ Nội vụ công bố kết quả Chỉ số PAR INDEX tỉnh Đắk Nông đạt 85.42/100 điểm, xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố (tăng 0.76 điểm, giảm 14 bậc so với năm 2022); Chỉ số SIPAS năm 2023 đạt 8,21%, xếp thứ 41/63 (cao hơn năm 2022 là 1,12%, giảm 10 bậc so với năm 2022), tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ tổ chức họp, thẳng thắn phân tích đánh giá những hạn chế của từng lĩnh vực, tiêu chí trong Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS năm 2023 để từ đó có giải pháp cải thiện và nâng cao các Chỉ số năm 2024 và những năm tiếp theo.
Thực tế, năm 2023, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong công tác CCHC trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị được giao chủ trì các lĩnh vực CCHC đã nỗ lực tham mưu đầy đủ các nội dung CCHC, vì vậy kết quả thực hiện CCHC tương đối cao, đạt 56.86/61.50, tăng 2,91 điểm so với năm 2022; xếp theo thứ tự điểm thì tỉnh đứng 25/63 tỉnh, tỉnh, thành phố, các lĩnh vực thực hiện đạt điểm số, thứ hạng cao như: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: Đạt 9,44/9,5 điểm (đạt tỷ lệ 99,44%) xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2022; Cải cách thể chế: Đạt 6/6 điểm (đạt tỷ lệ 100%), tăng 1 bậc so với năm 2022; Cải cách TTHC: Đạt 12.9/13 điểm (đạt 99,27%) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 44 bậc so với năm 2022…

Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tăng lên so với năm 2022 (năm 2022 đạt 80.09%, năm 2023 đạt 81.21%).

Anh-tin-bai

Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tăng lên so với năm 2022 (năm 2022 đạt 80.09%, năm 2023 đạt 81.21%).

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của tỉnh. Cụ thể, trong năm vẫn còn một số nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thành muộn so với thời hạn quy định. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), vẫn còn để xảy ra tình trạng trễ hạn trong giải quyết hồ sơ vẫn còn tồn tại ở cả 3 cấp chính quyền.

Đối với cải cách chế độ công vụ thì, việc chấp hành kỷ luật kỷ cương của cán bộ công chức chưa nghiêm, trong năm vẫn còn tình trạng cán bộ công chức vi phạm dẫn đến phải xử lý kỷ luật. Ngoài ra, năm 2023, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa đạt 100%; việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách, chưa đảm bảo 100%; tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp chưa đảm bảo.

Tiến độ số hóa hồ sơ, giấy tờ TTHC còn chậm; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình; thanh toán trực tuyến thấp...;một số nhiệm vụ chậm triển khai ở Trung ương dẫn đến khó khăn cho các địa phương nói chung và tỉnh nói riêng trong quá trình thực hiện.

“Đặc biệt, kết quả đánh giá, khảo sát sự hài của lãnh đạo, quản lý (gồm: Lãnh đạo cấp Sở, UBND huyện, lãnh đạo cấp phòng thuộc sở) và Đại biểu HĐND tỉnh về công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh rất thấp, làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả Chỉ số CCHC chung của tỉnh. Mặt khác, trong việc phối hợp trả lời phiếu điều tra vẫn có nhiều trường hợp chưa phối hợp tốt, phải đôn đốc, nhắc nhở rất nhiều lần” bà Hường nhấn mạnh.

Lý giải Chỉ số SIPAS tụt giảm, người đứng đầu ngành Nội vụ Đắk Nông cho rằng, giá trị chỉ số SIPAS của tỉnh tăng lên so với năm 2022. Qua kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ hành chính nói chung tăng lên (năm 2022 đạt 80.09%, năm 2023 đạt 81.21%). Những nội dung quan trọng liên quan như: Chất lượng giải quyết TTHC, công chức giải quyết TTHC, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, đều được cải thiện, tỷ lệ hài lòng cao hơn năm 2022.

Nhưng kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, việc xin ý kiến góp ý chính sách, tỷ lệ người dân cho rằng sẽ góp ý theo hình thức qua mạng internet rất thấp (chỉ 9.07%) cho thấy để mọi người dân có cơ hội và điều kiện dễ dàng tham gia góp ý đối với chính quyền về các chính sách thì cần phải có giải pháp thiết thực, phù hợp để người dân góp ý qua mạng internet nhiều hơn.

“Đáng báo động là tình trạng công chức phiền hà sách nhiễu; tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết theo đánh giá của người dân có tỷ lệ cao hơn năm 2022. Trong thời gian tới cần có các giải pháp kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm” bà Hường nói.

Anh-tin-bai

Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: Đạt 9,44/9,5 điểm (đạt tỷ lệ 99,44%) xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2022; Cải cách thể chế: Đạt 6/6 điểm (đạt tỷ lệ 100%), tăng 1 bậc so với năm 2022; Cải cách TTHC: Đạt 12.9/13 điểm (đạt 99,27%) xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 44 bậc so với năm 2022… 

“thuốc” đặc trị

Trước những gam màu xám trong bức tranh CCHC, ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ, ngày 18/7 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 475/KH-UBND về “Cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Đắk Nông năm 2024” với mục tiêu triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác CCHC, khắc phục những tồn tại, hạn chế của từng lĩnh vực, tiêu chí trong Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS năm 2023.

Song song đó, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về kết quả thực hiện CCHC theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ.

Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các cơ quan chủ trì các lĩnh vực CCHC phải đánh giá đúng kết quả thực hiện CCHC liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý. Có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả các nội dung CCHC trong năm 2024. Theo đó, tổ chức triển khai kế hoạch đồng bộ, thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ theo đúng tiến độ đề ra.

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở Nội vụ, chủ trì tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai Kế hoạch 475; theo dõi thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông: “Cầu nối” chính quyền - doanh nghiệp

Cũng theo ông Chiến, Kế hoạch cũng yêu cầu rõ từng nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đối với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa về Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch, cụ thể hóa thành nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, địa phương để thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Chỉ số CCHC, đảm bảo thực hiện hoàn thành 100% các mục tiêu CCHC đề ra.

Bên cạnh đó, người đứng đầu các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về những tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là đối với các đơn vị được giao chủ trì tham mưu thực hiện các nội dung về CCHC.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, thông qua khả năng xử lý công việc và hành vi ứng xử của công chức với người dân; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc để cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp...

Đối với Giám đốc các sở ban ngành được giao chủ trì tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, tiêu chí thuộc lĩnh vực như: cải cách thể chế; kiểm soát việc ban hành văn bản QPPL, không để xảy ra tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản QPPL, thể thức, nội dung, thẩm quyền không phù hợp; cải cách TTHC; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin đảm bảo năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số tại địa phương; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tác động của CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mức độ thu hút đầu tư của tỉnh; mức độ phát triển doanh nghiệp của tỉnh;...

“Giám đốc Sở Nội vụ, chủ trì tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai Kế hoạch 475; theo dõi thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về cải thiện thứ hạng trong các lĩnh vực này. Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh đánh giá, chấm điểm Chỉ số CCHC của tỉnh gửi Bộ Nội vụ theo đúng quy định. Mặt khác, tổng hợp, gắn kết quả công tác CCHC với công tác đánh giá, xếp loại và thi đua khen thưởng hằng năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu tại các cơ quan, đơn vị, địa phương” ông Chiến yêu cầu.

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 24° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1