Thách thức chuyển đổi số: Người lao động cần làm gì để thích nghi ?
Lượt xem: 3570
Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, giờ đây, người lao động lại gặp thách thức cực lớn trước việc tái cấu trúc và chuyển đổi số của doanh nghiệp. Trước sự chuyển dịch mạnh mẽ này, vấn đề đặt ra ở đây là người lao động chủ động thích nghi hay phải chịu cảnh thất nghiệp?

Anh-tin-bai

 

Chuyển đổi số là con đường tất yếu giúp phát triển doanh  nghiệp

Sự chuyển dịch mạnh mẽ

Trong 4 tháng đầu năm 2023, ở các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng sự chuyển dịch trong chuyển đổi số ở doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Ở các tỉnh Đông Nam Bộ, làn sóng cắt giảm lao động diễn ra hàng loạt ở các doanh nghiệp. Số lao động mất việc làm hoặc bị giảm giờ làm tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính ngày càng lớn và tăng cao theo thời gian.

Nhiều người nhận định rằng, nguyên nhân là do thiếu đơn hàng khiến doanh nghiệp buộc cắt giảm lao động. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp thì việc cắt giảm lao động không hẳn là do thiếu hụt đơn hàng mà vấn đề cốt lõi ở đây là doanh nghiệp đang tái cấu trúc lại nhà máy, thay thế toàn bộ bằng công nghệ và đầu tư dây chuyền sản xuất mới. Với công nghệ mới, doanh nghiệp chỉ cần 10 công nhân, 90 người còn lại buộc phải cho nghỉ việc. Các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi công nghệ tự động hóa hoàn toàn. Qua thực tế cho thấy, đối với lĩnh vực cơ khí, trước đây, doanh nghiệp cần rất nhiều công nhân thủ công, còn bây giờ hệ thống máy CNC (Computer Numerical Control), robot làm tự động 100% thì lao động chủ yếu là kỹ sư, tương tác với máy và kiểm soát chất lượng. Hiện nay, lực lượng lao động chất lượng này còn thiếu rất nhiều. Trong khi, người lao động phổ thông vẫn chưa thích ứng lẫn đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh mới. Điều này dẫn đến lao động phổ thông hiện nay rất khó tìm việc, bởi hiệu quả sản xuất thấp, độ chính xác không cao.

 

Anh-tin-bai

DNTN Toàn Hằng, huyện Đắk R'lấp đầu tư máy móc công nghệ cao chế biến nông sản, nâng cao năng suất lao động

Sự thay đổi để thích nghi

 Lực lượng lao động ứng phó và thích nghi với quá trình chuyển đổi số như thế nào là một câu hỏi không dễ trả lời. Nếu chuyển đổi số chỉ đơn thuần là các chính sách mà quên đi vấn đề nguồn lao động, đào tạo lao động thì đây là thiếu sót nghiêm trọng.

Chuyển đổi số tạo ra hàng loạt việc làm mà trước đây chưa hề có. Các mảng như làm đẹp hay nấu ăn đều được ghi nhận, theo dõi thông tin bằng ứng dụng của công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) để từ đó đưa ra những mô hình tối ưu nhất. Có nhiều phần việc khi ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết giảm sức lao động của con người. Công nghệ không làm mất đi việc làm, mà tạo ra nhiều công ăn việc làm. Trong đó, những lao động công nghệ số, họ là những người được đào tạo chuyên sâu về công nghệ số như công nghệ internet của vạn vật, tổ chức dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… Tiếp đến là lực lượng lao động dựa trên ứng dụng công nghệ số, đây là lực lượng đông đảo, làm việc ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính họ phải biết ứng dụng các công cụ, phương tiện được tạo ra bởi công nghệ số vào công việc hằng ngày của mình theo đúng quy trình. Và thứ ba là lao động khai thác lợi thế từ công nghệ số như khai thác hạ tầng internet, mạng xã hội.

Để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của chuyển đổi số, người lao động phải tự đào tạo và được đào tạo. Nói một cách khác, người lao động cần chủ động thích nghi chứ không thể cứ khoanh tay đứng nhìn. Một khi xác định rõ tâm thế, sự chủ động thì người lao động sẽ chủ động đi học để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc liên kết đào tạo nghề. Việc tự đào tạo hay đề xuất để được đào tạo, người lao động vừa thích ứng nhanh với tình hình thay đổi của thời đại, vừa góp phần nâng cao thu nhập, vị thế. Đây là điều bắt buộc để tránh khỏi bị thất nghiệp. Khi đó cơ hội việc làm đến, người lao động sẽ nắm bắt được và hòa nhập nhanh chóng với việc làm mới, môi trường làm việc mới. Đây là sự chuyển đổi tốt đối với sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, việc đào tạo lại ở đây không chỉ quá trình tự thân của người lao động mà còn có vai trò của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, đặc biệt là tổ chức công đoàn trong việc tạo cơ hội để người lao động nâng cao tay nghề, tiếp cận khoa học công nghệ và ứng dụng chuyển đổi số vào công việc hàng ngày.

Ở góc độ các địa phương, người lao động rất cần chính quyền có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, vì từ trước đến nay, doanh nghiệp hầu như chỉ tuyển chứ ít khi đào tạo. Về lâu dài, chính quyền phải thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo người lao động phổ thông học tập, nâng cấp và chuyển đổi. Bên cạnh đó, người lao động cũng phải nhận diện được xu hướng thị trường. Nếu người lao động chưa kịp nhận diện thì chính quyền cần có biện pháp tuyên truyền, định hướng.

Anh-tin-bai

Người lao động phải tự đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề  để thích ứng với thời kỳ chuyển đổi số

Một thực tế khác là hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn ở các địa phương nhưng lao động phổ thông lại không làm nông nghiệp mà hầu hết chọn làm công nghiệp. Trong bối cảnh ngành công nghiệp thâm dụng lao động bị thu hẹp, chúng ta có thể chuyển đổi một phần lực lượng lao động sang thị trường nông nghiệp này. Muốn như vậy, các địa phương cần có giải pháp thu hút người lao động quan tâm đến các ngành nông nghiệp nhiều hơn vì thị trường này vẫn đang thiếu rất nhiều lao động.

 

Anh-tin-bai

Người lao động ứng dụng công nghệ cao vào trong quán trình vận hành hệ thống điện tại Truyền tải điện Đắk Nông

 

Anh-tin-bai

Theo Báo Đắk Nông

 

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 23° - 24° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1