Mức chi dự thảo điều ước quốc tế tối đa 8 triệu đồng/văn bản
Lượt xem: 22692

 Đây là quy định tại Thông tư số 43/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. 

Mức chi dự thảo điều ước quốc tế tối đa 8 triệu đồng/văn bản - Ảnh 1.

Thông tư quy định một số mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế.

Theo đó, việc xây dựng các loại hồ sơ quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 và điểm d, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP gồm: Hồ sơ trình về việc nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán, xây dựng hồ sơ đề xuất đàm phán điều ước quốc tế; hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc gia nhập điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế; hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế...

Mức chi tối đa 10 triệu đồng/1 bộ hồ sơ, do cơ quan chủ trì trình thực hiện và tính cho sản phẩm hồ sơ cuối cùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Danh mục một bộ hồ sơ thực hiện theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ phức tạp của từng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi phù hợp, tối đa không quá mức chi quy định tại điểm này.

Chi soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5 và điểm c, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP (tính cho sản phẩm là điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế cuối cùng được ký kết) như sau:

Soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế: Tối đa 8 triệu đồng/văn bản;

Soạn thảo dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung: Tối đa 5 triệu đồng/văn bản

Soạn thảo mới dự thảo thỏa thuận quốc tế: Tối đa 5 triệu đồng/văn bản.

Chi báo cáo quốc gia về thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên tối đa 10 triệu đồng

Theo Thông tư, mức chi báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại điểm h, khoản 7, Điều 5; điểm c khoản 8, Điều 5 và điểm c khoản 5, Điều 6 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP như sau:

Báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế: Tối đa 10 triệu đồng/báo cáo.

Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước: Tối đa 8 triệu đồng/báo cáo

Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: Tối đa 5 triệu đồng/báo cáo.

Báo cáo tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền: Tối đa 3 triệu đồng/báo cáo.

Chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ quy định tại khoản 9, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP: 4 triệu đồng/01 ý kiến pháp lý.

Chi lấy ý kiến chuyên gia quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5; điểm d, khoản 2, Điều 5; điểm đ, khoản 4, Điều 5; điểm h, khoản 7, Điều 5 Nghị định số 65/2021/NĐ-CP: 1 triệu đồng/văn bản góp ý (thực hiện trong trường hợp liên quan đến điều ước quốc tế thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập; số lượng chuyên gia do Thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định và chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả, trong phạm vi nguồn kinh phí được giao).

Theo chinhphu.vn

Đánh giá - Nhận xét

1.5
2 Nhận xét
  • 0
  • 0
  • 0
  • 1
  • 1
Đắk Nông 24° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1