Từ bỏ công việc đang ổn định, chị Tâm thầm lặng lui về nuôi dạy trẻ khuyết tật
Lượt xem: 3928
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thương người như thể thương thân”, bằng tất cả lòng thương mến đối với các trẻ em không may bị khuyết tật, chị Trương Thị Thanh Tâm đã quyết định bỏ việc tại một đơn vị công lập để về nuôi dạy và chăm sóc các bé, với hy vọng giúp các em có cơ hội phát triển, hòa nhập với cộng đồng. 

Anh-tin-bai
Dưới mái trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Đắk Mil), chị Trương Thị Thanh Tâm sinh năm 1986 từng là viên chức giảng dạy tại đây trong thời gian dài. Khi công việc đang ổn định, chị đã quyết định từ bỏ để trở về thực hiện ước mơ lớn hơn dành cho các trẻ em khuyết tật đáng thương. 

Chị Tâm chia sẻ, năm 2016 chị bắt đầu nhận trẻ khuyết tật để chăm sóc, trợ giúp. Khi ấy các lớp học chỉ duy trì vào ngày cuối tuần vì chị còn bận công việc ở trường mầm non. Khi chị quyết tâm nghỉ việc tại trường, tự thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm tại thôn 8, xã Đắk Lao (Đắk Mil), nơi đây đã trở thành mái nhà chung của gần 40 trẻ em khuyết tật. 

Kể về cơ duyên với những đứa trẻ kém may mắn, chị Tâm tâm sự trước đây chị học chuyên ngành về giáo dục chuyên biệt, với mục đích có kiến thức giúp người chị gái phục hồi. Về sau giống như một đam mê của nghề nghiệp, chị nhận ra ngày càng có nhiều trẻ bị khuyết tật đang sống xung quanh. Nhưng đau lòng thay, đôi khi người nhà không nhận ra hoặc không chấp nhận các con bị khiếm khuyết, chính vì vậy nhiều trẻ ngày càng trở nặng hơn. 

 

Chính vì lý do trên, chị Tâm dốc hết sức lực và sự cố gắng của bản thân để đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh của mỗi bé. Có trẻ cần được tham gia hội nhóm, giao lưu trao đổi với các bạn để mở rộng khả năng giao tiếp và bớt rụt rè. Có trẻ lại cần tập trung giáo dục cá nhân, chỉ một cô với một trò. Khi dạy các bé, chị thường đặt mình vào vị trí của các con để dễ dàng cảm nhận mong muốn, khó khăn hay những điều thầm kín khó nói đang bị giấu trong lòng. 

Anh-tin-bai

 

Chị Tâm tận tình chỉ dạy cho các em từng nét chữ, phép tính

Có nhiều trường hợp được chị Tâm giúp đỡ và tình trạng bệnh cũng đã thuyên chuyển đáng kể. Trong suốt quá trình nuôi dạy các bé, chị Tâm trải lòng với rất nhiều kỷ niệm. Chẳng hạn như vào năm 2018, khi ấy trung tâm chỉ là câu lạc bộ nhỏ, Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 2015) được bố mẹ đưa đến với tình trạng nói tiếng việt yếu kém dù đã 4 tuổi, thế nhưng tiếng Anh lại vô cùng giỏi. Sau khi tìm hiểu, chị Tâm nắm được nguyên do xuất phát từ việc bố mẹ Phúc bận đi làm suốt cả ngày, từ khi còn nhỏ Phúc chỉ ở với người bác bị câm điếc, điện thoại và máy tính bảng là “người bạn đồng hành” trong những ngày tháng lớn lên của em. Phúc dường như bị chậm giao tiếp, không nói được tiếng mẹ đẻ như các bạn đồng trang lứa. 

Anh-tin-bai

Ân cần và trìu mến là những tính từ dùng để diễn tả cách dạy bảo của chị Tâm đối với "những học trò đặc biệt' của mình

Từ những tình yêu thương vô bờ bến của chị Tâm, các thành viên trong trung tâm và các tình nguyện viên, đến nay đã có gần 68 em được hòa nhập với cộng đồng, nhiều em đã cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Nhiều phụ huynh ở xa như TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đắk Lắk … cũng tin tưởng gửi con cho chị Tâm với mong muốn con em mình sớm khỏi bệnh, được hòa nhập với cộng đồng và vui chơi phát triển như bao bạn bè. 

Anh-tin-bai

Chị Tâm luôn kiên nhẫn và cố gắng dạy bảo các em trong mỗi bài học

Anh-tin-bai

Sản phẩm do chính tay các em nhỏ khuyết tật tạo ra

Với biết bao đóng góp thầm lặng và không ngừng của mình, chị Tâm được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong lĩnh vực an sinh xã hội và tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng. Chị cũng là 1 trong 400 cá nhân, tổ chức được Bộ LĐTB-XH tuyên dương là “Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” cuối năm 2020.

Nguyễn Nguyễn- Song Nguyên

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 23° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1