Đến năm 2030, Đắk Nông duy trì diện tích cây công nghiệp chủ lực khoảng 203.600 ha
Lượt xem: 1842
Nhằm đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp chủ lực (cà phê, hồ tiêu, cao su, điều) theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng thu nhập cho người sản xuất, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp toàn diện, bền vững bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tại kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu phát triển cây công nghiệp phải phù hợp với Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2025; Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

 

Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai

Định hướng phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030

Cây cà phê:

Duy trì và ổn định diện tích gieo trồng cây cà phê đến 2030 diện tích khoảng 130.000 ha, sản lượng đạt khoảng 343.000 tấn. Rà soát, chuyển đổi diện tích cà phê đến năm 2030 khoảng 5.973,43 ha, tập trung vào cà phê già cỗi, kém chất lượng và diện tích đất lấn chiếm. Thực hiện tái canh toàn bộ diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp bằng các giống chất lượng cao kết hợp với trồng xen cây ăn quả hoặc cây che bóng góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Diện tích sản xuất cà phê đặc sản dự kiến đạt khoảng 2.000 ha với sản lượng 1.500 tấn. Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ dự kiến đạt khoảng 3.000 ha và các tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Hình thành và phát triển thêm 06 vùng sản xuất cà phê ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 2.890 ha, nâng tổng số vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thành 07 vùng với diện tích đạt khoảng 3.225 ha.

Thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, đào hố, tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng, phun thuốc bảo vệ thực vật; thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật; công nghệ sấy, chế biến ướt, chế biến khô.

Cây hồ tiêu:

Duy trì diện tích trồng hồ tiêu năm 2030 diện tích đạt khoảng 33.600 ha, sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn. Thực hiện chuyển từ trồng tiêu với mục đích đạt năng suất cao sang đạt chất lượng cao và bền vững; Chuyển đổi diện tích hồ tiêu già cỗi, kém chất lượng, không thích nghi sang các cây trồng khác có tiềm năng thích nghi có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với quy hoạch, điều kiện tự nhiên từng địa phương.

Hình thành và phát triển thêm 01 vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, nâng tổng số vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh lên thành 03 vùng với diện tích đạt khoảng 1.849 ha. Mở rộng diện tích sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ dự kiến đạt khoảng 950 ha; đa dạng hóa các sản phẩm sơ chế biến sau thu hoạch như tiêu trắng, tiêu muối…; mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng.

Ưu tiên sử dụng các giống hồ tiêu sạch bệnh, năng suất cao, ổn định (Tiêu Vĩnh Linh, Tiêu Lộc Ninh; Tiêu Tiên Phước, Tiêu Tùng Linh), phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương. Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch, tưới tiết kiệm; đầu tư thâm canh tăng năng suất; áp dụng biện pháp quản lý lịch hại tổng hợp; bón phân cân đối, hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Cây cao su:

Ổn định diện tích trồng cao su theo quy hoạch đến năm 2030 diện tích đạt khoảng 25.000 ha, sản lượng đạt khoảng 35.000 tấn. Chú trọng trồng theo đúng quy trình kỹ thuật và sử dụng các giống ghép năng suất cao, kháng bệnh và chịu hạn tốt; mở rộng công suất nhà máy kết hợp với đa dạng hóa chủng loại và nâng cao chất lượng các sản phẩm sơ chế biến. Chuyển đổi diện tích cao su già cỗi, năng suất thấp, không thích nghi hoặc hoặc ít thích nghi sang các cây trồng khác có tiềm năng thích nghi đến năm 2030 khoảng 1.346,02 ha.

Cây điều:

Đến năm 2030 duy trì diện tích kết hợp thâm canh tăng năng suất khoảng 15.000 ha điều ở những vùng sinh thái phù hợp, sản lượng đạt khoảng 18.000 tấn. Tập trung tái canh hoặc ghép cải tạo các vườn điều cũ năng suất thấp bằng các giống điều mới năng suất cao có khả năng kháng bệnh và chịu hạn tốt kết hợp với trồng xen các cây ăn quả và đầu tư thâm canh để tăng năng suất điều lên trên 2 tấn/ha.

Phát triển các phần mềm dữ liệu về cảnh báo sâu bệnh, kiểm soát chất dinh dưỡng, hóa chất bảo vệ trong đất, ô nhiễm đất làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kiểm soát dịch bệnh, khắc phục ô nhiễm đất, tăng cường cải tạo chất dinh dưỡng trong đất. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; đầu tư thâm canh tăng năng suất; áp dụng biện pháp quản lý lịch hại tổng hợp; bón phân cân đối và hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái./.

B.V

Đánh giá - Nhận xét

3.5
2 Nhận xét
  • 0
  • 1
  • 1
  • 0
  • 0
icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1