Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Lượt xem: 136
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định cụ thể phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Anh-tin-bai

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Trợ cấp tai nạn lao động.

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:

Đóng 06 tháng một lần;

Đóng 12 tháng một lần.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;

Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.

Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.

Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:

Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;

Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;

Bằng 10% đối với người lao động khác.

Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu là Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong đó phải có các thông tin cụ thể về nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc được đăng ký để tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Trường hợp có thay đổi về nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc thì thực hiện khai báo điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện bao gồm:

Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;

Sổ bảo hiểm xã hội;

Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các giấy tờ khác liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Xem chi tiết Nghị định số 143/2024/NĐ-CP./.

T.Đ

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1