Tiểm năng đầu tư vào Đăk Mil
Lượt xem: 406
Giới thiệu

 

(tipcdaknong.com.vn) - Đắk Mil là huyện biên giới, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông. Phía Bắc giáp huyện Cư Jút, phía Nam giáp huyện Đăk Song, phía Đông giáp huyện Krông Nô và phía Tây giáp tỉnh Moldulkiri, nước bạn Cămpuchia; tổng diện tích tự nhiên 68.299 ha, dân số 94.600 người, gồm 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.

 

Đắk Mil có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh, có tuyến Quốc lộ 14 và 14C chạy qua với độ dài 46 km và 45km. Dọc theo Quốc lộ 14 về phía Bắc cách thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 57 km, về phía Nam cách thị xã Gia Nghĩa 69 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 296 km.

 

Huyện nằm trên dãy cao nguyên bazan, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 19- 24 oC, biên độ nhiệt ngày và đêm thấp; có hai mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; độ cao trung bình so với mực nước biển 600 - 700m.

 

Nguồn nước mặt khá phong phú, mật độ sông suối bình quân 0,35 - 0,40 km/km2; Đắk Mil có nhiều suối bắt nguồn từ sông Sêrêpôk như suối Đắk Ken, Đắk Sor và Đắk Mâm (chảy ở khu vực phía Đông và phía Bắc) và một số suối khác… chiếm 75% lưu vực trên lãnh thổ huyện. Ngoài ra, các suối bắt nguồn từ phía Tây Nam huyện Đắk Mil cũng đổ ra sông Đồng Nai.

 

Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn, (trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn là: Đắk Gằn, Đắk N'drot và Long Sơn; 2 xã biên giới: Đắk Lao và Thuận An).

 

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 và các năm tiếp theo

 

Chỉ tiêu kinh tế

 

 

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Kế hoạch năm 2012

Tăng bình quân hàng năm

(2011 – 2015)

(%)

Ghi chú

1

Giá trị sản xuất (giá cố định 1994)

Tỷ đồng

1.930

12,58

Năm 2015: 2.765tỷ đồng

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

883

7,67

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

505

20,17

 

 

Trong đó: Công nghiệp

Tỷ đồng

167

17,4

 

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

540

15,9

 

2

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn (giá hiện hành)

Tỷ đồng

1.500

22,5

 

3

Thu NSNN trên địa bàn

Tỷ đồng

152

Năm 2015 đạt 175 tỷ đồng

 

4

Chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

216

 

 

5

Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN trên địa bàn

Tỷ đồng

89

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu xã hội

- Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên là 1,65%;

- Tạo việc làm cho 1.800 người/năm;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 4%;

- Đến năm 2015, có trên 98% số trẻ trong độ tuổi đến trường;

- Từ 55 - 60% số trường học của huyện đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã, thị trấn thực hiện xong phổ cập trung học cơ sở, 65% dân số trong độ tuổi phổ cập trung học phổ thông.

 

Tiềm năng phát triển nông nghiệp

 

 

Đắk Mil - Nơi cho ra hạt cà phê chất lượng hàng đầu của tỉnh Ảnh: Trọng Ngọc

 

Huyện Đắk Mil có tổng diện tích tự nhiên 68.299 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 42.459 ha, đất lâm nghiệp 20.451,91 ha, đất nuôi trồng thủy sản 19,51 ha, đất ở và đất chuyên dùng 2.700,04 ha, diện tích mặt hồ nước và sông suối 1.488,82 ha, đất khác là 1.179,91 ha. Đắk Mil có địa hình tương đối bằng phẳng, đất thuộc nhóm đất đỏ vàng với tỷ lệ 90% trên tổng diện tích, đất có độ phì khá, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất xốp, tỷ lệ sét lý cao và tăng dần theo chiều sâu, rất phù hợp trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu và nhiều loại cây rau, củ, quả…

 

Với khí hậu mát mẻ quanh năm (19- 24 oC), biên độ nhiệt ít thay đổi, Đắk Mil rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi động vật hoang dã và nuôi trồng thủy sản nước lạnh.

 

Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 04 của tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010 – 2015, Đắk Mil đã và đang có nhiều hoạt động thúc đẩy nền nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất; gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi động vật hoang dã và trồng các loại rau, củ, quả áp dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, lẻ, chủ yếu được nuôi và trồng tại các hộ gia đình, chưa phát triển thành vùng sản xuất với quy mô sản xuất hàng hóa.

 

Tiềm năng phát triển công nghiệp

 

Khoáng sản: Đắk Mil có trữ lượng khoáng sản khá phong phú với các loại gồm: đá Opan - Canxedoan, đá cây (đá Bazan dạng cột, khối), đá xây dựng (đá Bazan), than bùn. Trong đó, các loại khoáng sản đã thăm dò, điều tra gồm:

 

- Đá xây dựng: tổng diện tích gần 13 ha, trữ lượng ước tính khoảng 520.000 m3, phân bố hầu hết tại các xã nhưng diện tích và trữ lượng nhiều nhất là xã: Đắk R'La, Đắk Lao, Long Sơn.

 

- Than Bùn: tổng diện tích 20,99 ha, trữ lượng ước tính khoảng 212.000m3, phân bố tại 2 xã Thuận An và Đức Minh.

 

- Đá Opan-canxedoan: đã xác định 1 điểm mỏ tại xã Đắk Lao với diện tích quy hoạch 12,705 km2 và một số điểm tại khu vực xã Đắk Gằn.

 

Cụm Công nghiệp: Đắk Mil đang tiến hành đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Thuận An, diện tích quy hoạch: 52,2 ha; tổng vốn đầu tư khoảng 82 tỷ đồng, diện tích thực hiện giai đoạn 1 là 28 ha. Tuy Cụm CN này đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng nhưng đã có nhiều thành phần kinh tế đăng ký đầu tư sản xuất, kinh doanh với diện tích đăng ký là 88,817 ha, tổng vốn 352,28 tỷ đồng.

 

Ngoài ra, Đắk Mil đang tiến hành quy hoạch khu sản xuất công nghiệp không thân thiện môi trường, dọc Quốc lộ 14C, đoạn qua địa bàn xã Đăk Lao, huyện Đăk Mil.

 

Tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ

 

Đăk Mil có tuyến Quốc lộ 14 và 14C đi qua tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ với vùng Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ, đặc biệt là Tp.HCM. Huyện còn có tuyến Tỉnh lộ 682 và 683 đi qua, thúc đẩy phát triển ngành thương mại với các huyện nội tỉnh.

 

Ngoài ra, Đắk Mil có Cửa khẩu Đăk Per nối với huyện Batchanda thuộc tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia, theo quy hoạch sẽ được nâng cấp trở thành cửa khẩu Quốc tế, khi đó việc thông thương hàng hóa với các nước trong khu vực tam giác phát triển sẽ thuận lợi.

 

Trên địa bàn huyện có 117 doanh nghiệp (62 đơn vị kinh doanh nông sản) và 1.841 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ. Đắk Mil có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đứng thứ 2 toàn tỉnh, đạt 1.175 tỷ đồng (năm 2011), sau thị xã Gia Nghĩa đạt 1.434 tỷ đồng.

 

Đắk Mil có hệ thống Chợ tương đối hoàn chỉnh, gồm 01 chợ hạng hai, 07 chợ hạng ba và 2 chợ chưa đưa vào quy hoạch. Đây là kênh tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của huyện do chưa có siêu thị.

 

Tiềm năng phát triển du lịch

 

Nơi đây sở hữu nhiều hồ nước với phong cảnh đẹp như Hồ Tây Đắk Mil, Hồ Núi lửa, Hồ Đắk Goon Thượng - xã Thuận An; Hồ Đắk Săk, đặc biệt di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia - Ngục Đắk Mil cũng là địa điểm tiềm năng để khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch đa dạng (du lịch tự nhiên kết hợp nhân văn). Thời gian qua, huyện Đắk Mil đã tập trung khai thác các lợi thế này để thu hút đầu tư, tạo đà cho phát triển thương mại, dịch vụ.

 

Trong tương lai Đắk Mil sẽ được quy hoạch thành Cụm du lịch trung tâm của tỉnh, đây là điểm dừng quan trọng trên các tuyến đường 14 và 14C (đường Hồ Chí Minh) cũng như "Con đường xanh Tây Nguyên". Mặc dù cụm du lịch này không có nhiều tài nguyên du lịch nổi trội nhưng lại có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Tại đây có thể tập trung phát triển các cơ sở phục vụ khách quá cảnh (nhà hàng, khách sạn…). Cụm du lịch Đắk Mil còn nằm gần nguồn nước khoáng Đắk Môl, là điểm tiềm năng quan trọng có thể thu hút mạnh khách quá cảnh.

 

 

Hồ Tây Đắk Mil   Ảnh: Trọng Ngọc

 

 

Các lĩnh vực đang kêu gọi đầu tư

 

Nông nghiệp:

- Nhà máy chế biến cà phê với quy mô: 10.000 tấn/năm tại Cụm công nghiệp Thuận An, xã thuận An

- Cụm nhà kính: với dự án trồng hoa, quy mô 2ha và trồng rau an toàn, quy mô 5ha;

- Vườn hoa, cây cảnh: quy mô 3ha tại thị trấn Đắk Mil

- Vườn ươm cây giống: các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả với quy mô 2 ha

- Dự án Hợp tác phát triển giống thủy sản, hồ đập lớn với quy mô 20ha tại xã Đức Minh, huyện Đắk Mil

- Dự án Phát triển đàn gia súc (heo, bò, dê) dưới tán rừng.

Công nghiệp

Để tiếp tục đẩy nhanh CNH - HĐH, đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản, huyện khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Cụm Công nghiệp Thuận An; dầu tư khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn như: Đá bazan (đá xây dựng); đá bazan dạng cột, khối; đá opan-Canxedoan; than bùn…

Thương mại, dịch vụ

- Khu thương mại cửa khẩu Đăk Per: quy mô 300 ha tại xã Thuận An

- Các siêu thị tại thị trấn Đắk Mil:

+ Siêu thị Đăk Mil: quy mô 7.852 m2;

+ Siêu thị tổng hợp: quy mô 7.500 m2;

+ Siêu thị lương thực, thực phẩm: quy mô 7.500 m2;

Du lịch

Đắk Mil có thể kết nối tour với: Cụm thác Đray Sáp - Gia Long, Trinh Nữ (40km, theo tuyến tỉnh lộ 683); Vườn Quốc Gia Yok Đôn (60 km, theo tuyến Quốc lộ 14C); Đắk Mil - tỉnh Moldulkiri qua cửa khẩu Đắk Per.

 

Theo tipcdaknong.com.vn

]]>

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 22° - 25° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1