Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại tỉnh Đắk Nông
Lượt xem: 3932
Chiều 23/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Nông.
Anh-tin-bai

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ quốc hội,  Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội chủ trì. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng; đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các thành viên Đoàn giám sát.

Về phía tỉnh Đắk Nông tiếp và làm việc với Đoàn giám sát có các đồng chí: Lưu Văn Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hồ Văn Mười, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương tham dự.

Anh-tin-bai

Đồng chí Hồ Văn Mười, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện toàn tỉnh có 231 trường học với 146.679 học sinh; có 10.284 biên chế cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội, tỉnh Đắk Nông đã tích cực kịp thời chủ động thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới chương trình sách giáo khoa theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, từng nhà trường và cấp học. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh công tác truyền thông tới các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và toàn xã hội; ngoài ra, tỉnh đã ban hành các quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa, ban hành các quy chế tổ chức hoạt động nhằm đảm bảo triển khai các văn bản của cấp trên được xuyên suốt, hiệu quả, theo đúng lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Ngành Giáo dục, tỉnh đã vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện có; thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên … Đắk Nông là một trong số các tỉnh đầu tiên hoàn thành biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu giáo dục địa phương theo quy định; hiện còn Tài liệu lớp 3, tỉnh đang khẩn trương chỉnh sửa, hoàn thiện để trình phê duyệt.

Anh-tin-bai

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận

Tuy nhiên, Đắk Nông là tỉnh miền núi, biên giới, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống Nhân dân còn khó khăn, ngân sách đầu tư cho giáo dục đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Những điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông đã ảnh hưởng đến việc phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, tác động đến việc triển khai thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học vừa thiếu, vừa không đồng bộ; thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng so với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục; số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mần non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang thiếu nhiều so với định mức nhất là trong những năm học tới việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở nhiều cấp học bậc học đòi hỏi tăng thêm giáo viên; mặc khác tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở một số môn học ở một số trường, một số địa phương của tỉnh làm ảnh hưởng đến việc phân công giảng dạy, bố trí công tác và sắp xếp cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuẩn theo quy định. Những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Đắk Nông đã làm tăng quy mô số lượng học sinh gây áp lực không nhỏ cho ngành giáo dục trong việc bảo đảm chất lượng dạy và học.

Anh-tin-bai

Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu những khó khăn về thiếu giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao kết quả đạt được của tỉnh Đắk Nông trong việc đầu tư nguồn lực, chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã phát huy tính chủ động, linh hoạt trong triển khai Chương trình đạt kết quả nhất định là một trong số các tỉnh đầu tiên hoàn thành biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu giáo dục địa phương theo quy định.

Anh-tin-bai

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnh trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội. đồng chí nhấn mạnh, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà cần sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp, các ngành. Do đó, đồng chí đề nghị UBND Tỉnh Đắk Nông tiếp tục quan tâm chỉ đạo, ưu tiên đầu tư nguồn lực thích hợp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng lộ trình đề ra. Nội dung làm việc hôm nay là căn cứ quan trọng để đoàn giám sát xây dựng báo cáo kết quả giám sát, trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các bộ, cơ quan trung ương nhằm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Trước đó, Đoàn giám sát đã làm việc với Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Vừ A Dính và Trường THCS Nguyễn Du, huyện Đắk Glong; Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, trường THPT dân tộc nội trú N’ Trang long (thành phố Gia Nghĩa).

Song Nguyên

 

 

 

 

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 26° - 28° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1