Hiệu quả từ các chương trình, chính sách dân tộc ở Tuy Đức
Lượt xem: 46
Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, toàn huyện có 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, với nhờ sự quan tâm, ưu tiên phân bổ nguồn lực của Trung ương và của cấp tỉnh, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống; góp phần bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây cũng là tiền đề quan trọng để huyện phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và vươn lên thoát khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước. 

Năm 2007 Khi mới thành lập, xuất phát điểm về kinh tế của huyện Tuy Đức ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; cơ sở hạ tầng lạc hậu thiếu thốn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Huyện gồm 6 xã, trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn, 2 xã biên giới. Trước tình hình đó, huyện Tuy Đức xây dựng các chính sách, chương trình giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế cho 6 bon điểm đồng bào DTTS tại chỗ thuộc 6 xã gồm: bon NDRong A (xã Quảng Tân), bon Ja Lú (xã Đăk R’Tih), bon Bu NĐơr (xã Quảng Tâm), bon Bu Boong (xã Đắk Búk So); bon Bu Prăng I (xã Quảng Trực), và bon Điêng Đu (xã Đắk Ngo).Trên cơ sở kết quả rà soát hộ nghèo, huyện đã chọn hộ nghèo theo từng mức độ để hỗ trợ giảm nghèo bền vững.

Điển hình như gia đình chị Thị Xuân ở bon Bu P’Răng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhiều năm trước từ chương trình, dự án giảm nghèo bền vững,  gia đình chị được cấp 1 con bò giống sinh sản để chăn nuôi, tăng thu nhập. Sau khi nhận bò giống, gia đình chăm sóc cẩn thận theo hướng dẫn của ngành thú y để bò có thể phát triển, sinh sản tốt. Đến nay nhờ hiệu quả từ chương trình hỗ trợ bò giống, tạo sinh kế cho hộ nghèo trên địa bàn mà gia đình chị đã có cơ hội cải thiện sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, tăng cường năng lực kinh tế.

Hay như tại bon Bu NĐơr, xã Quảng Tâm, dựa trên tình hình thực tế, huyện đã ưu tiên lồng ghép nguồn vốn phát triển kinh tế, xã hội từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện giảm nghèo bền vững. Cụ thể, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện đã hỗ trợ nhà ở cho 2 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2 hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, bảo vệ phát triển rừng… cho hàng chục hộ, với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Kết quả, năm 2022, bon Bu NĐơr đã giảm được 82 hộ nghèo.

Cùng với thực hiện tốt các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, trong thời gian qua Tuy Đức còn thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi về nhà ở. Điển hình như thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 33 ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015, với mức cho vay tối đa lên đến 25 triệu đồng, lãi suất ưu đãi 3%/năm, thời gian cho vay 15 năm đã mở ra cơ hội cho hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn huyện xây dựng được nhà ở đạt “3 cứng”.

Đơn cử như Ggia đình chị Thị Kok, bon Bu N’Đơr, xã Quảng Tâm trước đây thuộc diện hộ nghèo,.  nhiều năm liền, Cả gia đình chị phải sống trong ngôi nhà dột nát, tạm bợ, nhiều đêm mưa gió cả nhà thức trắng để hứng nước mưa…Cchị mong muốn xây được một căn nhà mới nhưng không có tiền. Đầu năm 2019, sau khi được hỗ trợ 25 triệu đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay 25 triệu đồng theo Quyết định số 33 để làm nhà, chị đã thực hiện được mơ ước của mình. điều mà bấy lâu nay không dám nghĩ đến. Có căn nhà mới, nhà ở mới giúp gia đình chị ổn định sản xuất, lao động, từng bước nâng cao mức sống.

Thực hiện Quyết định 33, giai đoạn 2015 – 2020, doanh số cho hộ nghèo vay vốn làm nhà ở của toàn huyện đạt gần 3,6 tỷ đồng với 144 hộ vay. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33 ở Tuy Đức đã mang lại hiệu quả nhất định, đáp ứng tốt yêu cầu về vốn để xây dựng nhà ở của người dân. Thông qua nguồn vốn vay và sự vươn lên của các hộ nghèo trong việc xóa nhà tạm, dột nát, bộ mặt nông thôn của huyện biên giới Tuy Đức đã thay da đổi thịt, góp phần hoàn thiện tiêu chí nhà ở trong xây dựng nông thôn mới. Quan trọng hơn cả là giúp hộ nghèo vùng nông thôn có nhà ở an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Là một trong những huyện nghèo, sau gần 17 năm thành lập (từ 2007 đến 2023), nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Theo UBND huyện Tuy Đức, Ggiai đoạn 2007- 2022, các chương trình, chính sách dân tộc như: Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi…đã được huyện huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng hàng trăm công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt tập trung, nhà sinh hoạt cộng đồng; đầu tư xây mới và nâng cấp đường giao thông. Đến nay huyện Tuy Đức đã có trên 60% đường huyện và đường liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% thôn, bon, bản có điện lưới; 98% số hộ sử dụng điện; trên 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Đặc biệt, tỷ lệ giảm nghèo trên địa bàn huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Nếu như giai đoạn 2007-2010 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện chỉ giảm 0,66%/năm thì giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân 5,87%/năm. Trong năm 2021 – 2022 giảm bình quân 10,21%/năm. Trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ giảm 13,34%/năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết của huyện đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ còn 28,72%, thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS chung toàn huyện là 33,88%. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là người nghèo ngày càng được nâng lên. Người dân được tiếp cận thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Diện mạo các bon, làng trên địa bàn Tuy Đức đã có nhiều đổi thay, đời sống đồng bào ngày càng khởi sắc hơn.

Từ lực đẩy của các chương trình, chính sách dành cho đồng bào DTTS những năm qua, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS huyện biên giới Tuy Đức có nhiều đổi thay tích cực. Đây là cơ sở để địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi theo hướng toàn diện, bền vững, phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy tinh thần tự lực, khát vọng vượt khó vươn lên của đồng bào các DTTS, quyết tâm đưa Tuy Đức ra khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước./.

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Đắk Nông 25° - 28° icon
image
imageimage
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1